Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

TĂNG CƯỜNG HƠN NỮA BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ CHỦ NGHĨ MÁC - LÊ NIN SAU ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG

     Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã thành công rất tốt đẹp; là sự kiện chính trị quan trọng có ý nghĩa trọng đại, đánh dấu bước phát triển mới của đất nước và hoạch định những đường lối chiến lược quan trọng của đất nước, nhìn lại sau gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh năm 1991, xác định mục tiêu, phương hướng đến năm 2030 ( kỷ niệm tròn 100 năm thành lập Đảng) và tầm nhìn phát triển đất nước đến năm 2045 (kỷ niệm 100 năm thành lập nước).

Các văn kiện đại hội XIII của Đảng tiếp tục khẳng định, luôn kiên định với lập trường quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; vận dụng sáng tạo, linh hoạt vào điều kiện thực tiễn của cách mạng Việt Nam. Vậy mà, trong thời gian trước và sau Đại hội XIII của Đảng các thế lực thù địch, nhóm “dân chủ cuội” tiếp tục đẩy mạnh chống phá Việt Nam trên lĩnh vực tư tưởng với những thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt và nguy hiểm hơn. Chúng tung ra những luận điệu đều có chung mục đích chống phá Đảng, Nhà nước ta, với những hình thức thể hiện ngày càng thay đổi đa dạng, biến tướng khôn lường.

Có quan điểm thể hiện rõ sự thù địch, hằn học với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có quan điểm thừa nhận lịch sử nhưng lại phủ nhận giá trị thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin... Đặc biệt, những luận điệu cố tình tách rời mối quan hệ biện chứng giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, từ đó “nâng tầm” một cách giả tạo tư tưởng Hồ Chí Minh là quan điểm có tính ngụy biện dễ làm cho một số người ngộ nhận, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Theo Người, chủ nghĩa Mác - Lênin không những là “cẩm nang” thần kỳ, là kim chỉ nam mà còn là “mặt trời soi sáng” con đường chúng ta đi đến thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rõ con đường Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Người đã nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác - Lênin và nêu rõ bản chất cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin  một cách cơ bản, hệ thống. Theo Người: “Tất cả mọi người đều có quyền nghiên cứu một chủ nghĩa. Trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh không bao giờ “tách mình” ra khỏi C.Mác, Ph.Ăng-ghen và V.I.Lênin để đưa ra các quan điểm riêng, mà như Người nói là “cố gắng vận dụng” tư tưởng của các nhà kinh điển đó, “nhưng vận dụng một cách sáng tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn Việt Nam”. Nếu không có chủ nghĩa Mác - Lênin thì không có tư tưởng Hồ Chí Minh. Chỉ khi tiếp nhận được chủ nghĩa Mác - Lênin thì tư tưởng Hồ Chí Minh mới thực sự được xác lập và phát triển. Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồn gốc lý luận sâu sắc chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cũng theo Hồ Chí Minh, mục đích học chủ nghĩa Mác - Lênin là để phụng sự lợi ích chung, chứ không có gì cao xa, nếu không hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi là trái với chủ nghĩa Mác - Lênin. Hồ Chí Minh còn chỉ rõ: “Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình, có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được”. Bản chất của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là khoa học, cách mạng thống nhất biện chứng với nhau. Vì thế, không thể tách rời mối quan hệ vốn có giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin; không thể lấy tư tưởng Hồ Chí Minh để thay thế cho chủ nghĩa Mác - Lênin và ngược lại. Cũng không thể đề cao hoặc tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như bằng cách này hay cách khác lại phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin.

Nhằm thực hiện những mưu cầu đen tối về chính trị, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tách rời chủ nghĩa Mác - Lênin với tư tưởng Hồ Chí Minh, các nhóm “dân chủ cuội” cho rằng: “Ở Việt Nam bây giờ học thuyết Mác - Lênin đã lỗi thời, chỉ có tư tưởng Hồ Chí Minh là còn đáng giá, chỉ cần nói tư tưởng Hồ Chí Minh là đủ, không cần nói tới chủ nghĩa Mác - Lênin”. Đây là luận điệu sai trái, phản động không phải là sự ca ngợi, đề cao tư tưởng Hồ Chí Minh theo đúng giá trị đích thực, vốn có trong tư tưởng của Người; mà trái lại thực chất các thế lực phản động muốn cô lập, tách rời tư tưởng Hồ Chí Minh ra khỏi nguồn gốc lý luận chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh là chủ nghĩa Mác - Lênin. Thật là, “quá nham hiểm”; đồng thời làm suy yếu và tiến tới phủ nhận chính tư tưởng Hồ Chí Minh. Điều này là hết sức nguy hiểm nếu như chúng ta không tỉnh táo; vì đích cuối cùng luận điểm này hướng đến đó là phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin; phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh; tiến tới phủ nhận nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng, làm suy yếu và đi đến xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hơn 76 năm qua Quân đội nhân dân Việt Nam do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lãnh đạo và rèn luyện, luôn là lực lượng chính trị tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thực sự là đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất. Như lời đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã từng khen ngợi; Quân đội nhân dân Việt Nam luôn chủ động, nhạy bén tích cực đi đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị, làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, “phi chính trị hóa”, “dân sự hóa” Quân đội của các thế lực thù địch. Tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị và bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ”, Quân đội ta sẽ tiếp tục xung kích đi đầu để bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong quân đội; các cấp ủy đảng, các cơ quan, đơn vị… tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đấu tranh, phê phán các quan điểm sai trái, thù địch, làm cho cán bộ, chiến sĩ luôn kiên định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng và nhân dân giao phó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét