Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Quan niệm của Hồ Chí Minh về tôn giáo

 


Tôn giáo là một bộ bộ phận của văn hóa

Đây là cách tiếp cận mới từ góc độ hoạt động sinh tồn của con người trong quá trình tồn tại, phát triển. Hồ Chí Minh: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật... Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa."[1]

- Chủ tịch Hồ Chí Minh coi các giá trị nhân bản của các tôn giáo là những di sản vǎn hoá tinh thần quý báu của nhân loại.

Bằng tri thức cách mạng, vốn hiểu biết về vǎn hoá sâu sắc và cái nhìn duy vật biện chứng, Người đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái mỹ, cái cốt lõi nhân vǎn trong các tôn giáo. Người đã viết: "Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Giê su có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta. Khổng Tử, Giê su, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy ".

Vì vậy, không ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh - Người cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam không dưới một lần ca ngợi những người sáng lập ra các tôn giáo một cách thành kính: Chúa Giê su dạy đạo đức và bác ái. Phật thích ca dạy đạo đức và từ bi. Khổng Tử dạy đạo đức và nhân nghĩa.

- Điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tôn giáo và các học thuyết có tính tiến bộ là mưu cầu hạnh phúc cho loài người.

Người đã nhấn mạnh điểm chung giữa lý tưởng của chủ nghĩa Mác với tôn giáo và các học thuyết có tính tiến bộ, đó là mưu cầu hạnh phúc cho loài người. Đây là một đặc điểm lớn được Hồ Chí Minh khai thác một cách triệt để và tài tình trong giải quyết các vấn đề có liên quan đến tôn giáo.



[1] Hồ Chí Minh, tt, t.3, Nxb CTQG,  H.2002, tr.458

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét