Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Hồ Chí Minh

 


- Hồ Chí Minh luôn khẳng định tư tưởng nhất quán, lâu dài trước sau như một của Đảng và Nhà nước ta là tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân.

Ngay từ khi mới giành được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của chính phủ Người đã khẳng định: "Thực dân phong kiến tìm cách chia rẽ đồng bào giáo và đồng bào lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị chính phủ ra tuyên bố "tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết".

Ngày 09-11-1946, Quốc hội khóa I đã thông qua Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; trong đó ghi nhận: “Nhân dân có quyền tự do tín ngưỡng”.(6) 

Trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam (nǎm 1957), Người khẳng định lại: "Chúng tôi xin nói thêm hai điều, nói rõ để tránh sự hiểu lầm: Một là vấn đề tôn giáo thì Đảng Lao động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người".

- Tự do tôn giáo gắn liền với độc lập dân tộc

Hồ Chí Minh, nước có độc lập thì tôn giáo mới được tự do, phát triển, "Từ ngày nước ta trở nên dân chủ cộng hòa, Hiến pháp ta tôn trọng tự do tín ngưỡng thì Phật giáo cũng phát triển thuận lợi. Thế là: Nước có độc lập, thì Đạo Phật mới dễ mở mang"[1];

"Trong lịch sử Việt Nam, lần này là lần đầu (Nôen 1945) mà đồng bào công giáo ta làm lễn Nôen vui vẻ, sung sướng trong nước Việt Nam độc lập, tự do. Tôi tin chắc rằng, dưới sự lãnh đọa sáng suốt của các vị giám mục Việt Nam, đồng bào công giáo quyết một lòng với nhân dân toàn quốc để giữ vững nền tự do độc lập đó"[2]

- Khẳng định quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, Người luôn phê phán nghiêm khắc những thái độ, hành vi xâm phạm, hoặc làm phương hại đến quyền tự do chính đáng đó.

Sự tôn trọng đức tin của đồng bào có đạo và lòng thương yêu bà con có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau ở Hồ Chí Minh làm cho những người không cùng quan điểm với Người cũng phải kín phục. Chính ông J.Sainteny đã viết trong cuốn sách "Đối diện với Hồ Chí Minh": "Về phần tôi phải nói rằng chưa bao giờ tôi có cớ nơi các chương trình của cụ Hồ Chí Minh một dấu vết nào dù rất nhỏ của sự công kích, đa nghi hoặc chế diễu đối với bất kỳ một tôn giáo nào".

- Hồ Chí Minh không chỉ nêu ra những quan điểm của mình mà còn giáo dục cán bộ, Đảng viên cũng như đồng bào lương giáo phải tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng đó.



[1] Hồ Chí MInh, tt. t.5, Sđd, tr.197

[2] Hồ Chí MInh, tt. t.4, Sđd, tr.121-122

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét