- Tư tưởng đoàn kết
lương giáo là một bộ phận có vị trí quan trọng trong tư tưởng của Người về chiến
lược đại đoàn kết dân tộc; là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, bao trùm trong tư tưởng
của Người đối với vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo trong cách mạng giải phóng dân
tộc và cách mạng XHCN ở Việt Nam.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh
nói chung, tư tưởng đoàn kết tôn giáo của Người nói riêng đã được hình thành,
phát triển trên cơ sở kế thừa phát huy những giá trị vǎn hoá truyền thống của
dân tộc qua hàng ngàn nǎm lịch sử dựng nước và giữ nước, cũng như tiếp thu
những tinh hoa vǎn hoá của nhân loại (trước hết là những nguyên lý của chủ
nghĩa Mác - Lênin), đồng thời vận dụng nó một cách sáng tạo vào hoàn cảnh, điều
kiện lịch sử nước ta. Vì vậy, tư tưởng đoàn kết lương giáo, hoà hợp dân tộc của
Hồ Chí Minh đã đạt đến đỉnh cao truyền thống đoàn kết của nhân dân ta.
- Nội dung đoàn kết
lương giáo, hòa hợp dân tộc
Hồ Chí Minh đã viết:
"Đồng bào đều biết rằng: ngày bắt đầu kháng chiến, lực lượng quân sự của
Pháp mạnh hơn ta, thế mà ta càng ngày càng thắng lợi. Đó là nhờ sức mạnh đại
đoàn kết của toàn dân và sự hǎng hái tham gia kháng chiến của mọi người giáo
cũng như lương"; "Phải đoàn kết chặt chẽ giữa đồng bào lương và đồng
bào các tôn giáo, cùng nhau xây dựng đời sống ấm no, xây dựng tổ quốc, chấp
hành đúng chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng của tất cả các tôn giáo".
+ Đoàn kết giữa đồng bào
có tín ngưỡng tôn giáo với đồng bào không có tín ngưỡng tôn giáo.
+ Đoàn kết giữa đồng bào
có các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.
+ Đoàn kết giữa đồng bào
trong mỗi tôn giáo trong khối đại đoàn kết.
Đối với bọn lợi dụng, mượn danh tôn giáo để chống
phá cách mạng, chống phá sự nghiệp của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm
mọi cách để đồng bào ta, nhất là đồng bào có đạo nhận rõ bộ mặt của chúng.
Sắc lệnh 234/SL ngày
14/6/1955 do Người ký đã chỉ rõ: "Pháp luật sẽ trừng trị kẻ nào mượn danh
nghĩa tôn giáo để phá hoại hoà bình, thống nhất độc lập, dân chủ, tuyên truyền
chiến tranh, phá hoại đoàn kết, ngǎn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm
tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác hoặc những việc làm trái pháp
luật " (Điều 7 - Chương 1).
Hồ Chí Minh chĩ rõ "Cái cần phải
xóa? Mê tín hủ tục"; "Ra sức làm cho tốt, cho khéo để xóa bỏ những
cái có hại như hủ tục, mê tín dị đoan"[1]
Biện pháp đấu tranh xóa mê tín dị đoan
là "nghiên cứu cho hiểu rõ phong tục mọi nơi, trước là để gây tình cảm và
sau để dần dần giải thích cho dân bớt mê tín"[2]
Hồ Chí Minh cho rằng, bộ đội và cán bộ
làm cho nhân dân nhiều việc tốt, nhưng vẫn còn nhiều mặt chưa tốt, "chưa
phải là đã hết cúng bái mê tín. Ví đó là phong tục tập quán lâu đời. Muốn cải
tạo phong tục tập quán được tốt, thì tuyên huấn phải làm, mà phải làm bền bỉ
liên tục, làm dần dần, chứ không thể chủ ngay một lúc"[3]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét