Trải qua gần 35 năm đổi mới đất nước, các nghị
quyết của Đảng đã không ngừng đi vào cuộc sống và khẳng định những nội dung
đúng đắn của đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là tăng cường đại đoàn kết
toàn dân tộc trên cơ sở khơi dậy và phát huy sức mạnh dân tộc đến mức cao nhất, đặt lợi ích chung của dân tộc, của
nhân dân lên trên hết, coi đó là điểm xuất phát để xây dựng
các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhằm
chiến thắng nghèo nàn, lạc hậu; tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế,
tranh thủ mọi nguồn lực bên ngoài để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các Nghị
quyết của Đảng đã đề ra những quan điểm phản ánh tập trung nhất tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc, khẳng định nội dung cơ bản của đường lối đại đoàn kết dân tộc
trong thời kỳ đổi mới là “đoàn kết mọi người trong đại gia đình dân tộc Việt
Nam, bao gồm các giai cấp, các tầng lớp, các dân tộc, các tôn giáo, người trong
nước và người định cư ở nước ngoài”), lấy mục tiêu chung là giữ vững độc lập, thống
nhất, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, phấn đấu đưa nước ta sớm thoát
khỏi nghèo nàn, lạc hậu, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn
minh, coi đó là điểm tương đồng, “đồng thời chấp nhận những điểm khác nhau,
không trái với lợi ích chung của dân tộc, cùng nhau xóa bỏ định kiến, mặc cảm,
hận thù, hướng về tương lai, xây dựng tinh thần đoàn kết, cởi mở, tin cậy lẫn
nhau...”(2). Đây
là bước phát triển mới có ý nghĩa rất quan trọng về đường lối đại đoàn kết theo
tư tưởng Hồ Chí Minh, bác
bỏ những luận điệu sai trái cho rằng, Đảng và Nhà nước ta thành kiến, hẹp hòi
và phân biệt đối xử với những người trước kia từng làm việc
trong chế độ cũ.
Trong quá trình đổi mới toàn diện đất nước,
chính sách tôn giáo đã không ngừng hoàn thiện, ngày càng phù hợp với thực tế
khách quan. Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ
tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; đồng
bào theo các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đạo đức
tôn giáo có những điểm phù hợp với yêu cầu xây dựng xã hội mới. Đảng và Nhà nước
ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách đoàn kết tôn giáo, đoàn kết giữa
người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo, giữ gìn và phát huy những giá
trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với
Tổ quốc, với nhân dân, đồng thời nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì
lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét