Nội dung của công tác tư tưởng được đề cập trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng nhấn mạnh đến xây dựng niềm tin và sự đồng thuận xã hội.
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về các văn kiện
trình Đại hội XIII của Đảng đã nhiều lần đề cập đến niềm tin của nhân dân đối
với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đánh giá tổng kết nhiệm
kỳ Đại hội XII, Văn kiện khẳng định đã đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng,
khá toàn diện, tạo nhiều dấu ấn nổi bật; đất nước phát triển nhanh và bền vững;
củng cố, nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội
chủ nghĩa. Như vậy, Văn kiện đã coi niềm tin của nhân dân là một thành tố trong
những thành tựu quan trọng của sự nghiệp đổi mới. Trong 5 bài học kinh nghiệm
của 35 năm đổi mới, Văn kiện lần này bổ sung một nội dung mới vào bài học thứ
hai là: Đảng phải gắn bó mật thiết với nhân dân, củng cố và tăng cường niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa.
Đảng ta đã nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, sức mạnh niềm tin
của nhân dân. Mặc dù, vai trò của nhân dân đã được đề cập xuyên suốt trong các
văn kiện của Đảng, nhưng lần này, vai trò đó đã được cụ thể hóa thành niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN. Vấn đề này đã được Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định tại phiên bế mạc Hội nghị Trung ương 6, khóa
XII, “hợp lòng dân, thì dân tin và chế độ ta còn, Đảng ta còn. Ngược lại,
nếu làm cái gì trái lòng dân, để mất niềm tin là mất tất cả”.
Niềm tin là sợi dây liên hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân;
không có niềm tin của nhân dân, Đảng không có cơ sở để tồn tại. Niềm tin vào
Đảng đã giúp nhân dân vượt qua mọi hy sinh, gian khổ để một lòng theo Đảng làm
cách mạng, lập nên những chiến công trong chiến tranh giải phóng dân tộc; vượt
qua khủng hoảng kinh tế - xã hội những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX và sự
sụp đổ của hệ thống XHCN ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, cũng như những khó
khăn, thách thức mà đại dịch COVID-19 đặt ra mới đây. Niềm tin của nhân dân vào
Đảng ngày càng được củng cố, từ những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã
hội, uy tín của cán bộ, đảng viên, kết quả phòng, chống tham nhũng, lãng phí…
Niềm tin đó cũng là một trong những cơ sở quan trọng để “đất nước ta chưa bao
giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Để thực hiện được những nội dung mới trong Văn kiện Đại hội
XIII, cấp ủy các cấp cần nhận thức sâu sắc mục đích của công tác tư tưởng là
xây dựng niềm tin và sự đồng thuận xã hội. Đây là mục tiêu rất cụ thể, rõ ràng
nhưng hết sức nặng nề, phức tạp. Trong bối cảnh các thế lực thù
địch chống phá quyết liệt; sự nghiệp đổi mới còn những yếu kém, bất cập; đời
sống nhân dân còn nhiều khó khăn; dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường; tình
trạng một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái, biến chất vẫn chưa được ngăn
chặn triệt để... thì nhiệm vụ xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và
chế độ càng khó khăn hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét