Nhân kỷ niệm 96 năm ngày báo chí cach mạng Việt Nam một số tổ chức,
cá nhân , đài báo phát bằng tiếng Việt ở nước ngoài lại đăng tải nhiều bài viết,
hình ảnh tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo Việt Nam “đàn áp tự do báo chí”. Họ đưa
ra bảng xếp hạng về tự do báo chí trong các bản báo cáo, phúc trình như mọi năm
đồng thời còn đưa ra luận điệu Việt Nam đàn áp, bắt, xử lý các nhà báo vi phạm
pháp luật và đạo đức người làm báo và gây sức ép đòi các cơ quan chức năng Việt
Nam phải trả tự do cho các nhà báo đó . Một việc làm theo thông lệ hằng năm là
họ tổ chức trao “giải thưởng tự do báo chí” cho các nhà báo nằm trong “ống ngắm”
của họ , như: Trương Duy Nhất, Phạm Đoan Trang, Phạm Chí Dũng … để vinh danh những
người này.
Quyền tự do báo chí đã được Liên hợp quốc và pháp luật của nhiều
quốc gia quy định cụ thể. Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do
báo chí của mọi công dân và cũng như các quốc gia khác, để thực thi pháp luật,
giữ gìn kỷ cương và bảo đảm sự ổn định về chính trị- xã hội đưa đất nước phát
triển, Nhà nước Việt Nam không cho phép và không dung thứ lợi dụng những quyền
này để tuyên truyền, kích động phá vỡ sự ổn định về chính trị – xã hội, lật đổ
chính quyền, phá hoại khối đoàn kết dân tộc, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp
pháp của các tổ chức, cá nhân. Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán quan điểm và
trên thực tế đã và đang tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do cơ bản của con người
, trong đó có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Ngay Hiến pháp năm 1946
ra đời sau khi cách mạng tháng Tám thành công và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời mới được một năm đã khẳng định : “người dân có quyền tự do báo chí
và được pháp luật bảo đảm thực hiện”. Điều
25, Hiến pháp năm 2013 và Luật Báo chí 2015 đều khẳng định: “Quyền con người,
quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của pháp luật trong trường hợp
cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, đạo đức
xã hội, sức khỏe cộng đồng”.
Từ khi thành lập nước đến nay đã 76 năm, Hiến pháp đầu tiển ra đời
năm 1946 đến nay đã qua mấy lần bổ sung, sửa đổi nhưng vấn đề tự do báo chí
luôn trở thành cầu nối giữa Đảng, nhà nước và nhân dân để tạo sự đồng thuận xã
hội, thúc đẩy công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, là phương tiện để người
dân kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật và đóng góp ý kiến phản biện về các
chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; là công cụ bảo vệ lợi ích xã hội,
bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân. Đặc biệt, trong cuộc đấu tranh
phòng, chông tham nhũng, tiêu cực hiện nay thì vai trò của báo chí có vai trò cực
kỳ quan trọng và hiệu quả.
Như vậy, báo chí ở Việt Nam liên tục phát triển cả về chất lượng
và số lượng, luôn thể hiện sự đồng hành với sự phát triển của đất nước qua mọi
thời kỳ. Đó cũng là minh chứng sinh động để phản bác các luận điệu vu cáo,
xuyên tạc Nhà nước Việt Nam đàn áp tự do báo chí, tự do ngôn luận . Có nhà báo
phương Tây đánh giá việc truyền hình trực tiếp các phiên trả lời chất vấn của
các thành viên Chính phủ đã thể hiện không khí dân chủ và tự do báo chí, tự do
truyền thông ở Việt Nam như thế nào. Vì vậy, mỗi kỳ họp Quốc hội các cử tri rất
quan tâm các phiên chất vấn này để họ có dịp kiểm chứng lòng tin của mình khi vận
động bầu cử và tại các kỳ tiếp xúc cử tri đã thể hiện lời hứa của mình như thế
nào. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi
nhất để báo chí tự do hoạt động vì lợi ích của quốc gia, dân tộc nhưng cũng
kiên quyết không chấp nhận việc tự do báo chí, tự do Internet, tự do ngôn luận
để gây mất ổn định, đi ngược lại đường lối của Đảng và các chính sách của Nhà
nước, xâm phạm lợi ích của công dân. Những điều này nó cũng phù hợp với thông lệ
Quốc tế và pháp luật của từng quốc gia. Ngay tại Vương quốc Anh, tất cả các bài
phát biểu miệng hay viết trên báo với mục đích làm mất tín nhiệm hoặc kích động
chống lại chủ quyền, Chính phủ, Hiến pháp, bất cứ viện nào hoặc hệ thống tòa
án, kích động sự bất bình hay sự công phẫn giữa các công dân của Nữ hoàng, sự hận
thù giữa các giai cấp của công dân đó đều bị coi là vi phạm pháp luật và phải xử
lý theo pháp luật ! Vì lẽ đó, trên thế giới này ở mỗi quốc gia khác nhau đều
không thể có một thứ tự do tuyệt đối mà phải tuân thủ theo pháp luật của mỗi nước
hay nói cách khác là đều có những “lằn ranh đỏ“ không thể bỏ qua khi phụ thuộc
vào điều kiện của từng nước cụ thể .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét