Mặc dù sự nghiệp đổi mới của nước
ta được thực hiện trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế rộng mở,
nhưng do Việt Nam đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nhiều phong
tục, tập quán, tâm lý, lối sổng của xã hội còn in đậm trong nhiều gia đình truyền
thống và trong xã hội.
+Đó là lối sổng trọng tình,
trọng đạo lý, là tính cộng đồng chặt chẽ... trong gia đình truyền thổng nguời
Việt. Những truyền thổng này có những mặt tích cực và là yếu tố thuận lợi cho
việc xây dựng gia đình. Song, nó cũng có nhiều hạn chế và có tác động tiêu cực
đến sự phát triển của mỗi gia đình và toàn xà hội, như: tính phụ quyền gia trưởng, thiếu dân chủ, quan hệ dòng họ chi
phối mạnh...
Vấn đề đặt ra là mỗi gia đình cần nhận thức đúng mặt tốt của nó để tìm
cách giữ gìn và phát huy, nhất là thông qua việc thực hiện chức năng giáo dục
của gia đình; đồng thời phải khắc phục mặt tiêu cực của các yếu tố tmyền thống
đối với xây dựng gia đình cũng như đối
với sự phát triển cùa mỗi cá nhân.
Đối với nhà quản lý, nhiệm vụ xây đựng gia đình chỉ đạt
hiệu quả cao nếu một mặt biết khơi dậy những giá trị tốt đẹp của gia đình
truyền thống, cũng như những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mặt
khác, chủ thể lãnh đạo, quản lý phải có năng lực nhận biết những tiẻu cực và
tác hại của nó đề định hướng cho các gia đình trong việc xây dựng gia đình mới
tiến bộ. Đồng thời, nhà quản lý cũng phải biết dựa vào cộng đồng dân cư đề thực
hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền phù họp nhằm triển khai những chủ
truơng, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng gia đình, từ đó tạo ra sự
đồng thuận xã hộí cao đề thực hiện tốt phong trào xây dựng gía đình vãn hóa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét