Đây là việc hiện thực hóa các chủ trương của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc trong thực tế.
Việc
tổ chức thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình liên quan đến dân tộc gồm
các bước: quán triệt mục tiêu, yêu cầu, nội dung chính sách, chiến lược, chương
trình; cụ thể hóa, lập kế hoạch triển khai chính sách, chiến lược, chương
trình; chuẩn bị các nguồn lực để thực hiện chính sách, chiến lược, chương trình;
phân công, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân chủ trì hoặc phối hợp thực hiện chính
sách, chiến lược, chương trình; theo dõi, giám sát quá trình thực hiện chính
sách, chiến lược, chương trình và tiếp thu, giải quyết các thông tin phản hồi của
nhân dân về chính sách, chiến lược, chương trình.
Xây dựng và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về
công tác dân tộc có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công của thực hiện
quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Thực chất đây là nội dung xây dựng chủ thể
tiến hành QLNN về CTDT.
Xây dựng và tổ chức bộ máy cơ quan làm công
tác dân tộc từ Trung ương đến cơ sở.
Thực hiện việc phân công, phân cấp phù hợp, có
hiệu quả trong lĩnh vực công tác dân tộc.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Ưu tiên
cán bộ dân tộc thiểu số, trưởng thành từ cơ sở.
Ở Việt
Nam hiện nay, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác dân tộc có hệ thống từ
Trung ương đến địa phương (cấp Trung ương: ủy ban Dân tộc; cấp tỉnh: Ban Dân tộc;
cấp huyện: Phòng Dân tộc) được quy định các chức năng, nhiệm vụ; được bố trí
các nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về công tác dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét