Hầu hết tín đồ các tôn giáo ở nước ta đều suy
nghĩ và hành động theo phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội”, có
niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là cơ sở
vững chắc tạo nên thế trận lòng dân, cơ sở để xây dựng thế trận quốc phòng toàn
dân và thế trận an ninh nhân dân. Song hiện nay, một số chức sắc tôn giáo đi
ngược lại lợi ích chung của dân tộc và cách mạng, ngấm ngầm hoặc công khai kích
động tín đồ không thực hiện các nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước như: không
nộp thuế, không thực hiện nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ quân sự…, làm ảnh hưởng
không nhỏ tới khả năng khai thác, huy động nguồn nhân lực, vật lực phục vụ cho
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt các thế lực thù địch đang tăng
cường mua chuộc, kích động, lôi kéo đồng bào nhẹ dạ, cả tin, truyền đạo trái
phép, phát triển tín đồ, tập hợp lực lượng, nhất là ở các địa bàn chiến lược
như: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ…nhằm kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, phá vỡ thế trận lòng dân, mưu đồ ly khai, dựng ngọn cờ, tạo cớ để
kêu gọi các thế lực từ bên ngoài can thiệp, xâm lược nước ta.
Vì vậy, chúng ta cần nhận rõ tác động của tình
hình tôn giáo đến quốc phòng, an ninh ở nước ta hiện nay, bao hàm cả mặt tích
cực và mặt tiêu cực, để có giải pháp hiệu quả phát huy mặt tích cực, đồng thời
hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực, nhằm xây dựng nền quốc phòng
toàn dân, và an ninh nhân dân vững chắc.
Âm
mưu thủ đoạn lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng chống phá cách mạng nước ta của các
thế lực thù địch
Âm
mưu: chủ nghĩa đế quốc và
các thế lực thù địch đã và đang thực hiện âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo cùng
với vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền làm “ngòi nổ” để thực hiện “diễn biến
hòa bình”. Bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ chủ nghĩa xã hội ở nước ta,
Thủ
đoạn: thực hiện âm mưu trên,
các thế lực thù địch đã áp dụng nhiều thủ đoạn nham hiểm và xảo quyệt, đó là:
ra sức tuyên truyền cho cái khẩu hiệu “nhân quyền cao hơn chủ quyền” nhân danh
các công ước quốc tế để pháp lý hóa nhằm can thiệp vào nội bộ các tôn giáo,
như: dự luật “Quyền tự do tôn giáo không bị đàn áp”, “Luật tự do tôn giáo quốc
tế” ký hiệu HR2431. Chúng kích động tín đồ các tôn giáo, tìm mọi cách cho ra
đời các “Giáo hội độc lập, ly khai” theo kiểu “Tin lành Đề ga” với sự tiếp tay
hậu thuẫn từ bên ngoài. Đồng thời chúng tìm cách khai thác mọi sơ hở của ta để
lôi kéo quần chúng lạc hậu gây rối loạn trật tự xã hội để tạo cớ can thiệp vào
nước ta. Chúng ra sức tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước; kích động dùng vật chất để lừa mị, xúi dục các tín đồ đòi “tự do tôn
giáo”, lợi dụng sinh hoạt tôn giáo để biểu dương lực lượng, ngăn cản tín đồ làm
nghĩa vụ công dân hoặc xúi dục tín đồ đòi đất, khiếu kiện,,,, gắn vấn đề tôn
giáo với vấn đề dân tộc như một thủ đoạn chiến lược lâu dài để chống phá cách
mạng. Các thế lực thù địch đã rất kiên trì tuyên truyền, vu cáo chính quyền
Việt Nam đàn áp “dân tộc thiểu số” “đàn áp tôn giáo” để mê hoặc dư luận thế
giới, mê hoặc tín đồ, kéo đồng bào vào các hoạt động chia rẽ, ly khai tạo cớ để
can thiệp vào nội bộ nước ta.
Đấu tranh chống địch lợi dụng vấn đề tôn giáo
là một bộ phận nằm trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” bạo loạn lật
đổ của các thế lực thù địch nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây
là cuộc đấu tranh gay go, phức tạp và lâu dài, được tiến hành trên những mặt
chủ yếu sau:
Trên
lĩnh vực chính trị tư tưởng:
thực hiện tuyên truyền vạch trần âm mưu, thủ đoạn của địch lợi dụng tôn giáo để
chống phá cách mạng, đồng thời làm cho các tín đồ hiểu rõ chủ trương, chính
sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Trong tuyên truyền cần nhận
thức rõ tôn giáo là một vấn đề tâm linh đã ăn sâu, bén rễ trong đời sống của
không ít người trong nhiều dân tộc qua nhiều thế hệ. Tôn trọng quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo là tôn trọng niềm tin, nghi thức thờ phụng, những sinh hoạt
tôn giáo phù hợp với giáo lý, với truyền thống của dân tộc; nâng cao đạo đức,
nhân cách con người, sống “tốt đời, đẹp đạo” chủ động đấu tranh chống lại những
luận điệu xuyên tạc bóp méo sự thật, thay trắng, đổi đen lừa mị tín đồ của các
thế lực thù địch, phản động.
Trên
lĩnh vực kinh tế - xã hội: phải
gắn đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo với cuộc đấu tranh chống nghèo nàn,
lạc hậu. Một trong những thủ đoạn mà kẻ địch lợi dụng là dựa vào đời sống còn
khó khăn của các tín đồ để dụ dỗ, kích động họ chống lại chính quyền. Vì vậy,
đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phải gắn với động viên các tín đồ tích
cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa,
tinh thần. Đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh chống địch lợi
dụng vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền, bởi các vấn đeè đó có mối quan heẹ
chặt chẽ, đa xen với nhau.
Trên
lĩnh vực đối ngoại: đây là
lĩnh vực hết sức phức tạp và nhạy cảm mà các thế lực thù địch lợi dụng để can
thiệp, chống phá nước ta. Chúng dựng lên cái gọi là “tự do tôn giáo ở Việt
nam”, “nhân quyền ở Việt Nam” để lừa bịp dư luận thế giới, trắng trợn, vu cáo
Nhà nước ta “đàn áp tôn giáo”… Do đó chúng ta cần quán triệt phương châm tích
cực, chủ động, mềm dẻo, linh hoạt bác bỏ mọi luận điệu vu cáo, xuyên tạc, bóp
méo sự thật về tình hình tôn giáo ở Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế.
Trên
lĩnh vực quốc phòng, an ninh:
đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo trên lĩnh vực quốc phòng an ninh được
biểu hiện trực tiếp ở việc làm thất bại mọi mưu đồ chính trị, khuấy lên những
khác biệt, mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo trong cộng đồng người Việt; mưu đồ hỗ
trợ chủ nghĩa cực đoan, cuồng tín, làm bùng lên những vụ gây rối, bạo loạn ly
khai, mưu đồ tạo dựng, hình thành những nhân tố chống đối từ bên trong, xây
dựng phát triển lực lượng đối lập để lật đổ chính quyền của các thế lực thù địch,
phản động. Thực tế cho thấy, có lúc vấn đề tôn giáo đã tạo nên những “điểm
nóng” như: vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Tây Nguyên tháng 2 năm 2001 và tháng 4
năm 2004 với cái gọi là “Nhà nước Đề ga” “Hội thánh Tin lành Đề ga”, việc
truyền đạo trái phép và “xưng vua” ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên tháng 5 năm 2001
và tình hình truyền đạo trái phép ở Nghệ An, Thái Bình, Hải Phòng… Những vụ
việc đó đã ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đến xây
dựng thế trận lòng dân, thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân
dân. Từ thực tiễn xử lý các vụ việc này cho thấy, trong đấu tranh chống dịch
lợi dụng vấn đề tôn giáo phải kiên quyết và khôn khéo, dứt điểm, không để lây
lan kéo dài; phải phát huy được sức mạnh tổng hợp đấu tranh trên lĩnh vực quốc
phòng, an ninh phải kết hợp chặt chẽ với các lĩnh vực khác, trong đó đặc biệt
là công tác tuyên truyền, vận động, giúp đỡ đồng bào tín đồ tích cực phát triển
kinh tế - xã hội…nhằm tạo sức đề kháng từ bên trong của mỗi tín đồ tôn giáo,
của mỗi địa phương và cả nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét