Nhóm nghiên cứu từ bệnh viện Bambino Gesu ở Rome, Italia, đã đưa
ra hình ảnh minh họa đầu tiên so sánh các đột biến của biến thể Omicron được
coi là nguy hiểm nhất hiện nay, với đột biến của biến thể Delta. Đây là một mô
hình được dựng lên trong phòng thí nghiệm.
Các nhà khoa học đã tiến hành so sánh cấu trúc protein đột biến
của biến thể Omicron (ảnh bên phải) và của biến thể Delta (ảnh bên trái). Có
thể thấy mặc dù đột biến của biến thể Delta (chấm đỏ bên trái) được phân bổ đa
dạng hơn so với chủng virus SARS-CoV-2 ban đầu, nhưng đột biến của Omicron
(chấm đỏ bên phải) lại có mật độ dày đặc hơn hẳn so với Delta, đặc biệt là tập
trung ở các khu vực tiếp xúc trực tiếp với tế bào trong cơ thể con người.
Theo đó, diện tích tiếp xúc của Omicron rộng hơn, cho thấy độ lây nhiễm cao hơn Delta. Số đột biến của Omicron là 43, trong khi ở Delta là 18. Mức độ đột biến giảm dần tại những vùng màu cam, vàng, xanh lá và cuối cùng là xám không có thay đổi gì.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng điều đó không có nghĩa là biến
thể Omicron nguy hiểm hơn, mà chỉ đơn giản là virus đã tạo ra một biến thể
thích nghi hơn với con người. Do đó, vẫn cần có các nghiên cứu sâu hơn để xác
định liệu sự thích ứng đó có nguy hiểm hơn hay không.
Dù vậy, với lượng đột biến bất thường này, giới chuyên gia cảnh
báo biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể dễ lây lan hơn hoặc dễ kháng vắc
xin và miễn dịch tự nhiên hơn.
Hiện chưa có ý kiến đánh giá từ các nhà khoa học trên thế giới
về hình minh họa trên của nhóm nghiên cứu từ bệnh viện Bambino Gesu.
Được phát hiện lần đầu tiên tại khu vực phía nam châu Phi vào
đầu tháng 11 này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định Omicron (hay
B.1.1.529) là “biến thể đáng lo ngại” bởi số lượng lớn các đột biến gấp đôi so
với biến thể Delta, đồng thời, nguy cơ tái nhiễm cao hơn so với các biến thể
khác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét