Từ xa xưa, lòng biết ơn luôn được cha ông ta đề cao, phát huy như một truyền thống quý báu:
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Cùng với quan
niệm trên, tục ngữ có câu “Uống nước nhớ nguồn”. Nghĩa hàm ẩn là khi chúng ta
hưởng thụ bất cứ thành quả nào, dù là vật chất hay tinh thần, cũng phải nhớ đến
công ơn người đã làm ra chúng. Ăn một bữa cơm no đủ phải nhớ đến người làm ra
hạt gạo; mặc một chiếc áo ấm áp phải biết ơn người đã thêu dệt nên. Câu tục ngữ
như một lời răn rất triết lý, rất nhân sinh, hướng con người trở nên hoàn thiện
hơn. Bởi, lòng biết ơn không chỉ là đức tính vĩ đại nhất mà còn là khởi nguồn
của mọi đức tính tốt đẹp nhất của con người. Người có lòng biết ơn sẽ luôn được
yêu quý, trân trọng, họ sẽ nhận được sự giúp đỡ nồng nhiệt bất cứ khi nào họ
gặp khó khăn. Người được biết ơn cũng sẽ cảm thấy vui vẻ, nhiệt tình hơn khi
giúp đỡ, từ đó, các mối quan hệ giữa người và người cũng phát triển và ngày một
khăng khít hơn. Khi chúng ta biết ơn quá khứ, trân trọng giá trị nguồn cội cũng
là khi chúng ta đang làm giàu vốn văn hoá cho bản thân và góp phần bảo vệ văn
hoá truyền thống của đất nước. Tuy nhiên với sự phát triển hiện đại như hiện
nay, những giá trị truyền thống đang ngày càng mai một, một bộ phận giới trẻ ngày
nay đang quay lưng với truyền thống, sống ích kỷ, chỉ biết cho riêng mình.
Chính vào lúc này đây, truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” - truyền thống biết
ơn cần phải được đề cao hơn nữa. Bởi không có những bài học quá khứ làm sao có
được thành công trong hiện tại và tương lai? Vậy nên, hãy chắt chiu những giá
trị tốt đẹp từ quá khứ bằng lòng biết ơn, nhưng cũng vừa nhìn vào tương lai một
cách đầy tích cực và chiến đấu với thực tại thật nhiệt huyết.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét