Bằng
nhiều chiêu bài, các thế lực thù địch và thành phần “ngụy dân chủ” thường không
ngừng rêu rao về cái gọi là ranh giới giữa “xã hội dân sự” với nhà nước, giữa
“công” và “tư”, giữa “chính trị” và “phi chính trị”. Theo đó, họ “thổi lên tận
mây xanh”, tuyệt đối hóa, coi “xã hội dân sự” là mô hình xã hội nhân đạo nhất,
tốt đẹp nhất, dân chủ nhất và ngược lại, nhà nước là cơ quan bảo thủ, chuyên
chế và cưỡng bức. Theo đó, họ “kêu gọi” Đảng Cộng sản Việt Nam phải thúc đẩy
“xã hội dân sự” chứ không nên và càng không thể lãnh đạo xây dựng được Nhà nước
pháp quyền, của dân, do dân và vì dân.
Mục
đích của những luận điệu kêu gọi thúc đẩy “xã hội dân sự” không ngoài nhằm làm
suy yếu vai trò tổ chức, quản lý xã hội của Nhà nước, xóa bỏ vai trò lãnh đạo
của Đảng với Nhà nước, qua đó tạo môi trường xã hội cho sự ra đời của các tổ
chức chính trị đối lập với Đảng, núp dưới danh nghĩa “xã hội dân sự”. “Xã hội
dân sự” còn là cái “cớ” để các thế lực chống phá đòi dân chủ hóa bất chấp pháp
luật, đòi Nhà nước phải bảo đảm tự do vô giới hạn trong các lĩnh vực; cổ súy
cho sự “vượt ngưỡng” và thái quá trong tự do cá nhân; đưa ra tự do ngôn luận và
nhân quyền để đòi lập hội, nhóm bất chấp quy định, kêu gọi biểu tình, kích động
trái phép. Bên cạnh đó, họ lợi dụng vấn đề viện trợ, quan hệ kinh tế, thương
mại, ngoại giao để gây sức ép với Đảng và Nhà nước ta về cái gọi là “vi phạm
dân chủ, nhân quyền”, hòng làm thay đổi đường lối, chính sách, hệ thống pháp
luật và lĩnh vực tư pháp của chúng ta.
Không
phải ngẫu nhiên mà một số tổ chức phi chính phủ nước ngoài thường rất quan tâm
đến những địa bàn trọng điểm về an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội ở
nước ta. Phát triển các tổ chức “xã hội dân sự” luôn được không ít “đối tác hai
mặt” coi như một phương thức để “diễn biến hòa bình” tiến tới “diễn biến không
hòa bình” hòng triệt tiêu vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét