Câu
nói đừng xem nhẹ lòng dân, là một lời căn dặn của rất nhiều bậc tiền bối đối
với vai trò của nhân dân đối với sự tồn vong của chế độ. Vào thời Hậu Lê, người
Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi có những lời căn dặn rất thấm thía về vai trò của
người dân đối với vận mệnh đất nước. Trong một lần ra ngắm sông Bạch Đằng, đoạn
sông vẫn còn vết tích của trận bại chiến của Hồ Quý Ly chống Trương Phụ và Mộc
Thạnh nhà Minh, trước thất bại của Hồ Quý Ly, Nguyễn Trãi đã rút ra một điều
là “Lật thuyền mới biết sức dân như nước – Đẩy thuyền cũng là dân mà
lật thuyền cũng là dân”, sau này Chủ tịch Hồ Chí Minh, người anh hùng giải
phóng dân tộc cũng đã từng căn dặn: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu –
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”.
Lịch sử cũng đã tổng kết, bất cứ triều đại nào trong lịch sử
khi mà được dân tín nhiệm, bao bọc, che trở thì triều đại đó cường thịnh, còn
ngược lại triều đại nào không được lòng dân, không đem lại ấm no, hạnh phúc cho
nhân dân thì triều đại đó đi vào cảnh diệt vong. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng
là một chế độ không thực hiện tốt lời dạy của ông, cha, đó là một chế độ mà
luôn vì lợi ích của bản thân mà bỏ qua lợi ích của nhân dân, trong quá trình 21
tồn tại, Việt Nam cộng hòa đã làm cho nhân dân miền Nam rơi vào cảnh oán hờn,
chính vì vậy, bọn chúng đã bị người dân Việt Nam lật đổ, đánh đuổi, phải chạy
khỏi Tổ quốc Việt Nam tươi đẹp của chúng ta.
Một Nhà nước, chế độ đã bị loại khỏi cuộc chơi chính trị bởi
chính người dân của mình, vậy mà bây giờ, bọn dân chủ đểu thời Việt Nam Công
Hòa lại dám đăng đàn nói về “Sức mạnh nhân dân”. Trên trang Dân Làm Báo, có
đăng tải bài viết có tựa đề “đừng xem nhẹ lòng dân”, nội dung bài viết cho
rằng, Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam của chúng ta đã không tôn
trọng nhân dân. Chúng lu loa rằng, Đảng và Nhà nước ta bỏ qua ý kiến của nhân
dân, đang lệ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc, không muốn dứt bỏ Trung Quốc. Và
cuối bài viết chúng còn khuyên lực lượng quân đội của chúng ta chỉ nên trung
thành với Tổ quốc, với nhân dân, mà không cần phải trung thành với Đảng Cộng
sản Việt Nam. Có thể thấy chúng vẫn đang cố gắng thực hiện âm ưu phi chính trị
hóa lực lượng vũ trang, và mục đích cuối cùng là muốn biến Việt Nam thành biển
lửa của đau thương, khi đó chúng mới kiếm chác được lợi ích trên thân xác người
chết.
Khi đọc bài viết này, chắc có lẽ nhiều người không lạ với
những lời lẽ mà bọn phản quốc đưa ra, bất cứ khi nào, bất cứ lúc nào, chúng đều
lu loa rằng Đảng, Nhà nước ta là chế độ độc tài, toàn trị, đặc biệt là không
dám đứng lên đấu tranh với hành động ngang ngược của Trung Quốc, luôn chịu nhún
nhường, thậm chí, chúng còn cho rằng Đảng và Nhà nước ta bán biển cho Trung
Quốc. Vậy thì sự thật là như thế nào?
Thứ nhất, không có chuyện Nhà nước Việt Nam Cộng Hòa Xã Hội
chủ nghĩa Việt Nam bán biển, bán đất cho Trung Quốc, tôi chỉ lấy ví dụ đơn cử
về số lượng đảo mà nhà nước Việt Nam đang quản lý tại Quần đảo Trường Sa. Năm
1975 khi chế độ Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, số đảo mà Việt Nam Cộng Hòa để lại
chỉ là 5 đảo, nhưng đến ngày hôm nay số lượng đảo của chúng ta là 20 đảo. Nhìn
vào số liệu này chúng ta mới thấy Đảng và Nhà nước ta không bán một tấc đất,
một tấc biển cho TQ.
Thứ hai, chúng cho rằng Việt Nam không dám cắt đứt quan hệ
bang giao với Trung Quốc, tại sao lại phải làm thế?
Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn của Việt Nam, quan
hệ thương mại hai chiều của hai nước luôn chiếm tỷ trọng lớn, giá trị thương
mại hàng năm chiếm tới hàng chục tỷ USD. Vậy, tại sao Việt Nam phải cắt đứt
bang giao khi mà Việt Nam đang cần phát triển kinh tế - xã hội. Nếu cho rằng
Trung Quốc vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, nên phải cắt đứt quan hệ,
vậy thì thử hỏi Nhật Bản có làm điều tương tự như thế không? Xin trả lời
là không!
Từ lâu, Nhật Bản và Trung Quốc đã xảy ra tranh chấp chủ
quyền biển đảo tại quần đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn phía Nhật Bản
gọi là SenKaKu, và rõ ràng chúng ta đều thấy rằng, mặc dù khi phía Trung Quốc
có tiến hành những hành động vi phạm chủ quyền của Nhật Bản, thì phía Nhật Bản
ngoài việc chặn đứng hành động xâm phạm, thì cũng họp báo quốc tế để yêu cầu
phía Trung Quốc dừng ngay hành động vi phạm chủ quyền biển đảo của phía Nhật
Bản, còn quan hệ thương mại thì vẫn diễn ra.
Hay trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc tại
Quần đảo Trường Sa, cả Malaysia, Philippin đều làm tương tự như Việt Nam, do đó
nói Việt Nam sợ không dám cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc là một lý
luận sai lầm, còn việc kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế, thì đó là cả vấn đề pháp
lý lớn, cần phải nghiên cứu kỹ trước khi quyết định, kẻo không những cái thu
được thì ít mà mất mát thì nhiều.
Thứ ba, về vấn đề Formosa làm ô nhiễm môi trường biển. Chúng
ta đều đi đến thống nhất với nhau rằng: Một nước kém phát triển, muốn phát
triển kinh tế đất nước thì nhất thiết phải thu hút đầu tư nước ngoài, điều này
là tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
Việc Formosa xả thải trực tiếp chất thải độc hại ra môi
trường biển là một hành động nguy hiểm và hết sức vô trách nhiệm, chính vì thế
công ty gang thép Formosa phải đền bù cho những thiệt hại của mình gây ra là
đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, nhà nước đại diện cho người dân của 4
tỉnh này nhận số tiền đền bù rồi sau đó tổ chức xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho
nhân dân 4 tỉnh chịu thiệt hại, bởi hành động xả thải của Formosa cũng là hợp
tình, hợp lý, chứ không có chuyện Đảng và Nhà nước nhận tiền đền bù mà không
chuyển cho người dân.
Còn về việc tại sao, chúng ta lại không đóng cửa Nhà máy
này, là bởi để tăng trưởng kinh tế, Nhà nước ta đang thu hút vốn đầu tư nước
ngoài, do đó làm cái gì cũng dựa trên quy định của luật pháp, mà pháp luật đã
quy định khi một nhà máy có hành động xả thải ô nhiễm thì phải khắc phục hậu
quả, phải đền bù thiệt hại, đồng thời phải dừng ngay hành động xả thải, việc
đóng cửa doanh nghiệp được tiến hành chỉ khi doanh nghiệp đó không khắc phục
hậu quả, và tái diễn xả thải vào môi trường.
Rõ ràng có thể thấy, những nhà dân chủ đang cố tìm cách
phá hoại đất nước. Những luận điệu xuyên tạc của chúng cần phải bị
tất cả nhân dân trong cả nước tẩy chay, lên án, để những kẻ đạo đức giả không
còn vênh mặt dạy đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét