Sau sự việc trao giải “Tự do báo chí” cho đối tượng Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm), CPJ tiếp tục thực hiện một chuỗi các chiêu trò nhằm gây sức ép, buộc chính quyền Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho các đối tượng Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Đình Lượng, Trần Thị Nga… Họ hy vọng có thể châm ngòi cho cái gọi là “phong trào đấu tranh vì tự do, dân chủ nhân quyền và tự do báo chí”. Họ cũng không giấu giếm ý đồ kích động biểu tình để chống phá chính quyền Việt Nam. Tuy vậy, phần lớn âm mưu của CPJ đều nhanh chóng bị các cơ quan chức năng của Việt Nam vạch trần và trở thành trò lố bị bêu riếu trước dư luận.
Nguyên do thứ nhất: Vì tư cách của những “nhà báo”, “nhà hoạt động
nhân quyền” mà họ ra sức “bảo vệ” đều có vấn đề.
CPJ cố tình đánh đồng chức danh “nhà báo” với những người đăng tin
thể hiện quan điểm cá nhân trên MXH. Trước đó, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Lê Đình
Lượng, Trần Huỳnh Duy Thức cũng “mặc áo rộng” với danh xưng “nhà báo” hay “nhà
hoạt động nhân quyền” cũng đăng tải nhiều nội dung sai sự thật. Trong khi họ
không có cơ quan chủ quản. Huống hồ, họ là những đối tượng vi phạm pháp luật
Việt Nam và đã lĩnh án.
Về mặt pháp lý, pháp luật Việt Nam có quy định rất rõ đâu là hoạt
động báo chí và không hề có cái gọi là “nhà báo độc lập”, hay “nhà hoạt động
nhân quyền”. Vậy nên, chẳng khó hiểu gì khi các đối tượng thường chẳng gây được
nhiều tiếng vang với sự bơm thổi kệch cỡm ngay từ đầu.
Vậy nhưng, CPJ vẫn luôn tỏ ra ngoan cố. Mới nhất là việc trao
“Giải thưởng tự do báo chí quốc tế 2022” cho Phạm Đoan Trang, người vốn bị một
tờ báo khá lớn sa thải từ những năm 2013 vì vô kỷ luật, bị tước tư cách nhà báo
từ lâu. Phạm Đoan Trang được tung hô hết nấc, trở thành vedett trong show
diễn của CPJ. Tiền tài trợ của tổ chức này đổ vào túi “nhà báo” Phạm Đoan Trang
cho các hoạt động như: xuất bản sách chui, trả lời phỏng vấn hàng loạt kênh cộm
cán như: BBC News tiếng Việt, RFA; huy động các nhân vật cùng chung “chiến
tuyến” lập “Nhà xuất bản tự do” để phát tán sách và tài liệu xuyên tạc tình
hình, chống phá chính quyền Việt Nam.
Những tài liệu chống phá đất nước do Phạm Đoan Trang soạn thảo.
Khi công bố giải “Tự do báo chí” thì Phạm Đoan Trang của CPJ đã là
phạm nhân, chấp hành án phạt cho một loạt các vi phạm pháp luật có hệ thống như
cáo trạng hôm 14/12/2021 đã nêu: “Phạm Thị Đoan Trang phải chịu trách nhiệm
hình sự vì nhiều lần thực hiện hành vi làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài
liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”. Phạm Đoan Trang
thực tế là tội phạm, chứ không phải là một “nhà báo độc lập”, hoặc một “nhà
hoạt động nhân quyền”. Lại thêm lần nữa, hiện thực nhân thân của các nhân vật
được vinh danh của CPJ làm nhiều người ngao ngán.
Nguyên do thứ 2: Vì đã xuyên tạc tình hình chính trị – xã hội Việt
Nam nên há miệng mắc quai.
Thực tế ở Việt Nam không có chuyện “tấn công, đàn áp báo giới và
quan trọng hơn nữa là Việt Nam không ngăn chặn mọi trang web, blog và những tài
liệu trên mạng…”như CPJ vẫn thường rêu rao.
Về cáo buộc Việt Nam không đảm bảo tự do tiếp nhận thông tin và
ngôn luận, thì các số liệu thống kê cho thấy Việt Nam hiện có hơn 700 cơ quan
báo chí, trong đó có 634 cơ quan báo in với 813 ấn phẩm, 70 đài phát thanh,
truyền hình trung ương và địa phương, hơn 200 báo điện tử và hệ thống báo mạng;
1 đài phát thanh và 1 đài truyền hình quốc gia, 4 đài truyền hình khu vực và
hơn 600 đài truyền thanh cấp huyện. Bên cạnh hơn 19.000 hội viên Hội Nhà báo
Việt Nam cùng hàng nghìn phóng viên hoạt động báo chí chuyên nghiệp.
Hơn nữa, tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet ở
Việt Nam đã là gần 70 triệu người (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng
xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1
năm (tương đương 73,7% dân số). Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet
cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia – vùng
lãnh thổ khu vực châu Á.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét