Việc Ủy ban Bảo vệ Nhà Báo (CPJ) công bố trao tặng cái gọi là “Giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế năm 2022” cho đối tượng Phạm Đoan Trang đã thấy rõ bản chất của tổ chức này.
Gốc gác của Ủy ban Bảo vệ Nhà báo
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (Committee to Protect Journalists – CPJ)
được thành lập năm 1981 ở tiểu bang New York với mục tiêu “thúc đẩy tự do ngôn
luận trên toàn thế giới thông qua hoạt động bảo vệ quyền đưa tin và nền tự do
báo chí trên cơ sở tôn trọng sự thật khách quan…”. Tôn chỉ ban đầu đó nghe có
vẻ rất chân chính nhưng càng ngày các động cơ chính trị mờ ám và dã tâm can
thiệp vào công việc nội bộ các nước của những người điều hành tổ chức càng rõ
nét.
Nhìn lại một chút quá trình hoạt động của CPJ, ai cũng sẽ dễ dàng
nhận ra cái gọi là “thúc đẩy tự do ngôn luận” hay “tôn trọng sự thật khách
quan” thực chất chính là kích động các thành phần chống đối ở các nước có hệ tư
tưởng đối lập với hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa.
Từ lâu CPJ vốn được biết đến như một tổ chức có “thâm niên” trong
việc lợi dụng chiêu bài “bảo vệ nhà báo”, “bảo vệ tự do ngôn luận” để xuyên
tạc, vu cáo, tạo áp lực và can thiệp vào công việc nội bộ của một số nước.
Từ nhiều năm nay, với giải thưởng “Tự do báo chí”, CPJ đã liên tục
xây dựng mạng lưới chân rết làm truyền thông phục vụ cho các ý đồ chính trị của
tổ chức này. Mượn danh nghĩa bảo vệ những người dám nói thật các tiêu cực của
chính quyền các nước, CPJ thường thiết kế, xây dựng một “profile” cho các kẻ cơ
hội chính trị trên mạng xã hội. Họ biến các nhân vật này thành nam, nữ “anh
hùng”, “người tiên phong” chống phá chính quyền.
Tiếp đó, CPJ sử dụng tiền từ các quỹ liên quan đến chính trị để
rót tiền làm công tác tài trợ, hướng dẫn, giúp các đối tượng thực hiện sản phẩm
truyền thông như: Sách, bài viết trên MXH, trả lời phỏng vấn cho các kênh
“ruột” của tổ chức… Mục đích nhằm dẫn dắt dư luận, gây chú ý với các nước
phương Tây, mượn các nước này tạo sức ép lên chính quyền các nước. Âm mưu sau
cùng làm rối loạn xã hội, tình hình chính trị các nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét