CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 - NHÂN TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG
BUỘC NƯỚC LỚN PHẢI ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC
Cách mạng khoa học - công nghệ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất thế giới, làm quốc tế hóa sâu sắc quá trình mở rộng sản xuất, phân phối trên phạm vi toàn cầu, tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các nước trên thế giới. Cách mạng khoa học - công nghệ làm gia tăng các phát minh, sáng chế và tốc độ ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ trong sản xuất và sinh hoạt của con người. Đây là những tiền đề phát triển hoàn toàn mới, phi truyền thống, làm thay đổi tư duy và phương thức quan hệ giữa các nước, đặc biệt là các trung tâm quyền lực, các nước lớn. Từ đầu thập niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, cách mạng khoa học - công nghệ đang dần quá độ chuyển sang Cách mạng công nghiệp 4.0. Điều này đã và càng làm thay đổi tư duy của các nước về thế giới quan và chiến lược phát triển, thay đổi phương thức quan hệ giữa các quốc gia, làm gia tăng tiềm lực sức mạnh cho các nước lớn: sức mạnh tổng lực quốc gia, sức mạnh mềm, sức mạnh thông minh; tạo khả năng chi phối, kiềm tỏa cho các nước lớn không chỉ ở khu vực mà trên toàn cầu.
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, mỗi khi có sự quá độ này, thế giới thường bị đảo lộn lớn.
Về kinh tế, thường là những cuộc khủng hoảng, suy thoái để tái cơ cấu lại theo
hướng hợp lý hơn cho sự phát triển tiếp theo. Về chính trị, quyền lực, cũng là sự tập hợp của các nước lớn thành
“phe”, “trục” để phân chia lại ảnh hưởng, sắp xếp lại trật tự. Sự quá độ lần
này cũng không ngoài quỹ đạo đó, nhưng khác trước ở nhiều điểm:
Một là, ở góc độ kinh tế, nếu như trước đây cuộc khủng
hoảng 1929-1933 có lý thuyết “bàn tay hữu hình” của nhà kinh tế học John
Maynard Keynes (1883-1946) là giải pháp hữu hiệu, thì cuộc khủng hoảng của thế
giới từ năm 2008 đến nay vẫn chưa tìm được “thuốc giải” hữu hiệu. Các giải pháp
theo lý thuyết Keynes trước đây được chính phủ các nước lớn đưa ra như “gói cứu
trợ" hay "thắt lưng buộc bụng” chỉ là ‘giải pháp tình thế" không
những không chữa “Khỏi bệnh” mà còn làm bùng phát các phong trào xã hội mới như
“phong trào chiếm phố Wall", “phong trào chống toàn cầu hóa" hay
"Brexit"….
Hai là, ở góc độ quyền lực, cạnh tranh giữa các nước
lớn vẫn rất gay gắt khốc liệt nhưng không dẫn đến chiến tranh quy mô lớn chiến
tranh thế giới. Khi độ gay gắt của mâu thuẫn giữa các nước lớn đến "đỉnh
điểm”, thì họ chuyển sang thỏa hiệp với nhau để bảo vệ lợi ích của quốc gia,
phe nhóm, tập đoàn, hoặc đẩy mâu thuẫn xung đột sang nước thứ ba hay khu vực
khác, biên những nơi này thành địa bàn giao chiến, “thể hiện" về sức mạnh
của vũ khí, công nghệ mới
Ba là, những thành tựu mới của cuộc Cách mạng công
nghiệp 4.0 đang đặt các thể chế hợp tác, hội nhập khu vực, toàn cầu hiện nay
trước những thách thức lớn, phải điều chỉnh lại cả về cấu trúc lẫn nguyên tắc vận
hành cho đủ mạnh, thích ứng với những biến đổi để tiếp tục phát triển.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 với mũi nhọn
là trí tuệ nhân tạo và tự động hóa thông minh đang làm thay đổi những nền tảng
cốt lõi trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và an ninh, quốc phòng.
Các cường quốc hàng đầu thể giới, nhất là Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành tái cấu
trúc lại nền kinh tế theo hướng “xanh, sạch, thông minh”. Phương thức và hình
thái cạnh tranh cũng đang thay đổi theo hướng chiến tranh công nghệ cao và chiến
tranh không gian mạng, trên vũ trụ. Những điều chỉnh tầm chiến lược này của các
nước lớn đòi hỏi các nước khác cần phải có đối sách kịp thời, phù hợp với tình
hình mới.
Như vậy là, tác động của cách mạng khoa học - công nghệ đến các nước lớn
rất mạnh mẽ, vừa tạo thời cơ nhưng cũng đặt các nước này trước những thách thức
lớn buộc phải điều chỉnh chiến lược phát triển của mình cho phù hợp nhằm tăng
cường sức mạnh tổng hợp quốc gia./.
Tác động của cách mạng khoa học - công nghệ đến các nước lớn rất mạnh mẽ, vừa tạo thời cơ nhưng cũng đặt các nước này trước những thách thức lớn buộc phải điều chỉnh chiến lược phát triển của mình cho phù hợp
Trả lờiXóa