Cần quán triệt sâu sắc phương châm: gắn “xây dựng với bảo vệ”,
“bảo vệ với xây dựng”; xây dựng là một nội dung của bảo vệ và là biện pháp
chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân đội hiệu quả
nhất. Như đã đề cập ở trên, mục đích thúc đẩy “phi chính trị hóa” quân đội của
các thế lực thù địch hòng làm cho Quân đội ta từ bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng,
phai nhạt bản chất giai cấp, lý tưởng cách mạng, xa rời phương hướng chính trị,
mục tiêu chiến đấu và cuối cùng dẫn tới xa rời sự lãnh đạo của Đảng. Âm mưu của
họ rất thâm hiểm. Do đó, để xây dựng QĐND vững mạnh về chính trị thì vấn đề
quan trọng hàng đầu là phải tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng giáo
dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là đội ngũ đảng
viên và cán bộ chủ chốt các cấp. Đề cập đến vấn đề này, thoạt nghe có vẻ giáo
điều, “muôn thuở”, nhưng thực tế không phải vậy. Trái lại, nó thật sự quan
trọng và cấp thiết, nhất là trong tình hình phức tạp hiện nay, khi mà các thế
lực thù địch đang thúc đẩy mạnh mẽ “phi chính trị hóa” quân đội. Quá trình
tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng phải coi trọng mọi đối tượng, coi
trọng tính toàn diện; nhưng trước hết và quan trọng nhất là đội ngũ cán bộ,
đảng viên và nội dung trọng tâm là chủ nghĩa Mác – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, giáo dục giữ vững bản chất giai cấp công nhân, lý tưởng cách mạng, mục
tiêu chiến đấu cho Quân đội. Đây là vấn đề cốt yếu nhất, là cơ sở nền tảng vững
chắc đảm bảo cho Quân đội bất luận trong hoàn cảnh nào, dù khó khăn phức tạp
đến đâu cũng vững vàng, không bị “diễn biến, chuyển hóa”, “phi chính trị hóa”,
luôn trung thành với Đảng, Nhà nước, nhân dân, Tổ quốc XHCN. Đồng thời, còn
nhằm trang bị “vũ khí luận” cho cán bộ, đảng viên để họ đấu tranh có hiệu quả
với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của
Đảng trong Quân đội.
Đi đôi với giáo dục chính trị, tư tưởng, cần coi trọng
xây dựng về tổ chức, trước hết là tổ chức đảng các cấp trong sạch, vững mạnh.
Các cấp phải thường xuyên quan tâm công tác xây dựng Đảng, coi đó là khâu then
chốt, nhằm đảm bảo giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng đối với QĐND. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc và cũng là yêu
cầu cấp thiết của nhiệm vụ đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch trên
lĩnh vực chính trị, tư tưởng, trong đó có mưu đồ “phi chính trị hóa” quân đội
của các thế lực thù địch. Thực tiễn đã khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng là nhân
tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, quyết định sức mạnh, sự
trưởng thành, chiến thắng của QĐND. Vì thế trong thời gian tới chúng ta cần
phải đặc biệt coi trọng công tác này.
Để nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của tổ
chức đảng các cấp, cần chú trọng kiện toàn cấp ủy gắn với tổ chức chỉ huy đảm
bảo chất lượng, số lượng và cơ cấu; gắn xây dựng cấp ủy viên với cán bộ chủ
chốt các cấp; chăm lo xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
cả về phẩm chất, năng lực, nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đặc biệt, trong hoạt động lãnh đạo, cấp ủy các cấp phải tăng cường sự đoàn kết,
thống nhất; chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, đi
đôi với phân công cá nhân phụ trách; đồng thời, tích cực đổi mới phương thức
lãnh đạo, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát theo phương
châm: “Giám sát phải mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm”,
nhất là việc thực hiện Nghị quyết, Điều lệ Đảng, giải quyết kịp thời, minh bạch
các đơn thư tố cáo, khiếu nại và xử lý nghiêm các vi phạm. Cấp ủy các cấp lãnh
đạo chặt chẽ việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 9 (khóa XI) về tiến hành
chuẩn bị tổ chức đại hội đảng nhiệm kỳ 2015-2020. Đồng thời, thực hiện nghiêm
Quy định 47-QĐ/TW, ngày 01-11-2011 về những điều đảng viên không được làm của
Ban Chấp hành Trung ương.
Cùng với đó, phải thực hiện tốt và gắn chặt các mặt công
tác cán bộ, tổ chức, dân vận, chính sách, tư tưởng,… Tiếp tục quán triệt,
thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng gắn với thực hiện
Chỉ thị 03-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; tổ chức tốt phong trào Thi đua
Quyết thắng, các cuộc vận động, nhất là Cuộc vận động: “Phát huy truyền thống,
cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ”, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng
khắp và là nguồn động lực tinh thần to lớn cho toàn quân thực hiện thắng
lợi mọi nhiệm vụ. Trong bối cảnh các thế lực thù địch đẩy mạnh các hoạt động
chống phá, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, “phi chính trị hóa” quân
đội, chúng ta càng phải nêu cao cảnh giác, tăng cường các biện pháp phòng ngừa
những phát sinh phức tạp về tư tưởng trong cán bộ, chiến sĩ. Gắn liền với đó,
phải hết sức coi trọng công tác bảo vệ chính trị nội bộ, chống việc lộ, lọt
thông tin, các hiện tượng móc nối, cài cắm, xâm nhập hoặc thẩm thấu quan điểm
xấu từ bên ngoài vào Quân đội dưới mọi hình thức; phấn đấu đảm bảo tuyệt đối an
toàn về an ninh, chính trị, tư tưởng của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân.
Để xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, phải thường
xuyên chăm lo kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ
quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp và các tổ chức quần chúng,
đoàn thể, hội đồng quân nhân. Bởi, đây là các tổ chức, cá nhân
trực tiếp chỉ đạo và tổ chức triển khai các hoạt động công tác đảng, công tác
chính trị - yếu tố quyết định chất lượng xây dựng Quân đội về chính trị. Từ
thực tiễn, nhất là qua Sơ kết 9 năm thực hiện Nghị quyết 51-NQ/TW của Bộ Chính
trị (khóa IX), Nghị quyết 513/ĐUQSTW của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là
Quân ủy Trung ương) chúng ta cần đánh giá đúng thực chất (cả ưu điểm và hạn
chế, tồn tại), rút ra những bài học kinh nghiệm, để tiếp tục vận dụng thực hiện
có hiệu quả trong thời gian tới. Trong đó, cần coi trọng nâng cao phẩm chất,
năng lực cho chính ủy, chính trị viên để họ hoàn thành tốt chức trách, cương vị
được giao; đồng thời, giải quyết tốt mối quan hệ giữa chính ủy, chính trị viên
với người chỉ huy, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức
thực hiện các mặt công tác, các nhiệm vụ của đơn vị.
Hiện nay, sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc XHCN của quân và dân ta được
tiến hành trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt là
tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều biến động phức tạp, nhanh chóng,
khó lường; do đó bên cạnh những thuận lợi là cơ bản, cũng có không ít khó khăn,
thách thức. Trong đó, thách thức gay gắt nổi lên là sự chống phá quyết liệt của
các thế lực thù địch bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình”. Với Quân đội ta, họ
thúc đẩy mạnh mẽ “phi chính trị hóa” bằng những hình thức, thủ đoạn mới tinh
vi, thâm độc. Cùng với đó là những diễn biến phức tạp mới ở Biển Đông, trực
tiếp đe dọa đến chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trước tình
hình trên, chúng ra cần chú trọng thực hiện tốt công tác thông tin,
tuyên truyền, định hướng tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân. Đặc
biệt, trong điều kiện công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, mọi thông tin
được chuyển tải nhanh, lan tỏa rộng, thì công tác này lại càng quan trọng, nhưng
trong thực hiện có không ít khó khăn, phức tạp. Vì thế, công tác thông tin,
tuyên truyền càng cần phải được chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời, chính xác. Trong đó
phải bảo đảm sự chủ động, giữ vững “trận địa thông tin”, làm chủ nguồn tin và
độ tin cậy nguồn tin, nhằm tạo dư luận tốt trong xã hội nói chung và trong Quân
đội nói riêng. Trong khi thông tin, tuyên truyền về những sự kiện nhạy cảm cần
gắn với định hướng tư tưởng, giúp cho bộ đội và nhân dân nhận thức đúng và hiểu
rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước, trên cơ sở đó không bị kích động bởi những
thông tin xấu độc, trái chiều. Trong thời gian qua, nhìn chung chúng ta thực
hiện khá tốt công tác này, nhưng bên cạnh đó cũng còn những hạn chế, vô tình
tạo kẽ hở để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.
Một vấn đề không thể thiếu của quá trình xây dựng QĐND vững mạnh
về chính trị đó là công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn.
Quân đội ta đã trải qua 70 năm xây dựng và đã tiến hành tổng kết, sơ kết, tổ
chức nhiều cuộc hội thảo khoa học, từ đó đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm về
công tác đảng, công tác chính trị, xây dựng Quân đội về chính trị. Mặc dù thực
tiễn luôn vận động, phát triển, nhưng phần lớn những bài học kinh nghiệm đó vẫn
rất quý báu, còn nguyên giá trị đối với nhiệm vụ xây dựng Quân đội vững mạnh về
chính trị hiện nay. Do đó, chúng ta cần tiếp tục quan tâm đẩy mạnh công tác
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về công tác đảng, công tác chính trị. Vì
vậy, Tổng cục Chính trị, các trung tâm nghiên cứu, viện, học viện, nhà trường
trong Quân đội có vai trò, trách nhiệm rất lớn trong công tác này. Nếu được
quan tâm đầu tư về mọi mặt, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn sẽ
góp phần thiết thực vào việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công
tác chính trị, xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị trong tình hình mới.
V3.
những giải pháp này rất đúng đắn
Trả lờiXóa