Nhận thức
rõ tham nhũng, suy thoái, thoái hóa, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên sẽ làm suy yếu Đảng, giảm quyền lực của Nhà nước, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tình hình chung của đất nước, Đảng và Nhà nước có quyết tâm chính trị rất
cao trong đấu tranh phòng, chống các biểu hiện tiêu cực này. Nó trở thành nhiệm
vụ trọng tâm, cấp bách của công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và hệ
thống chính trị.
Tại Hội
nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII năm 1994, Đảng ta đã xác định
nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác là một trong bốn nguy cơ đối với Đảng.
Các nhiệm kỳ tiếp theo, Đảng ta thường xuyên ban hành các nghị quyết liên quan
đến phòng, chống tham nhũng, suy thoái, thoái hóa, biến chất. Đại hội XII của
Đảng xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, trong đó điều đầu tiên là: “Tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội
bộ”.
Cụ thể
hóa các quan điểm, chủ trưởng của Đảng, Nhà nước đã ban hành hệ thống các văn
bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống các tệ nạn này; các cơ quan chuyên
trách được kiện toàn, đẩy mạnh hoạt động và phát huy hiệu quả. Cùng với những
giải pháp quyết liệt trong nước, Việt Nam đã tham gia và ký kết nhiều văn bản
pháp lý quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Với quyết tâm chính trị cao của
Đảng và Nhà nước, sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và sự đồng
thuận, hưởng ứng của nhân dân, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng,
thoái hóa, biến chất đã đạt được những kết quả tích cực. Trả lời phỏng vấn
Thông tấn xã Việt Nam nhân dịp đầu năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
khẳng định: “Năm 2022, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã
được Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, có nhiều điểm mới, đạt nhiều kết
quả cụ thể, được cán bộ, đảng viên, nhân dân và dư luận quốc tế đồng tình ủng
hộ, đánh giá cao”. Đồng thời, chỉ rõ: “Trước một số ý kiến cho rằng, nếu quá
tập trung vào chống tham nhũng sẽ làm “nhụt chí”, “chùn bước” những người dám
nghĩ, dám làm, sẽ làm “chậm sự phát triển đất nước”; có thể khẳng định và thực
tế đã chứng minh hoàn toàn ngược lại, chính nhờ làm tốt công tác xây dựng,
chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị, đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực, chúng ta giữ vững ổn định chính trị xã hội, phục hồi và phát triển kinh tế
- xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân
và bạn bè quốc tế”.
Sự thật
không thể phủ nhận rằng chặng đường từ khi có Đảng là chặng đường rất đỗi vinh
quang trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng
đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều đó đã chứng tỏ con đường cách
mạng giải phóng dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng ta đã lựa chọn là
đúng đắn, sáng tạo. Hiện nay, đường lối đổi mới và hội nhập quốc tế do Đảng ta
khởi dựng, lãnh đạo, tổ chức thực hiện rất phù hợp với nhịp bước của thời đại.
Đổi mới và hội nhập quốc tế là hai nhiệm vụ chiến lược thực hiện mục tiêu chung
phát triển đất nước. Thành công của sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế đã
làm thay đổi rõ rệt diện mạo của đất nước, tăng cường xung lực cho đời sống xã
hội, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Đất nước
ta ngày càng lớn mạnh, vững chắc, tạo phong độ mới, thế mới, lực mới để vươn
tầm, có đủ sức lực và trí tuệ để sánh vai cùng bạn bè thế giới. Chúng ta tin
tưởng rằng, đất nước ngày càng phát triển vững chắc, tươi sáng hơn với mục
tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước đi lên chủ
nghĩa xã hội. Chính điều đó đã khẳng định, không một thế lực nào có thể hạ
thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam./.
TBQL
17
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét