BẢO VỆ TÍNH TẤT YẾU, CHÍNH NGHĨA CỦA NGOẠI GIAO
“CÂY TRE VIỆT NAM”
Thuật ngữ ngoại
giao “Cây tre Việt Nam” được nhắc đến nhiều trong thời gian gần đây. Bên cạnh
dư luận tích cực, trên không gian mạng cũng xuất hiện nhiều thông tin xuyên tạc,
lèo lái dư luận hiểu sai lệch bản chất vấn đề.
Kiên định với
trường phái ngoại giao mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”; đấu tranh với các
luận điệu xuyên tạc, thù địch, bảo vệ đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng,
Nhà nước là trách nhiệm, bổn phận của mọi cán bộ, đảng viên, công dân yêu nước...
Thấy gì từ thủ
đoạn đánh tráo khái niệm?
Năm 2023 đánh
dấu những cột mốc quan trọng của ngoại giao Việt Nam, được dư luận tiến bộ toàn
cầu ghi nhận, đánh giá cao. Hai dấu ấn nổi bật là việc nâng cấp quan hệ Việt
Nam-Hoa Kỳ lên đối tác chiến lược toàn diện và tiếp tục làm sâu sắc, nâng tầm mối
quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc vững chắc, ổn
định, bền vững lâu dài và hiệu quả... Truyền thông quốc tế đã dành thời lượng lớn
phản ánh, phân tích, bình luận về hai chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đến Việt Nam. Dư luận
tích cực bày tỏ sự ủng hộ, đánh giá cao thành tựu ngoại giao và vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế. Những dấu ấn và thành tựu ngoại giao của Việt Nam là kết
quả vận dụng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta và hoạt động
ngoại giao nhân dân theo trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”.
Trong bối cảnh
tình hình thế giới diễn biến phức tạp, khó lường; các quốc gia, dân tộc yêu chuộng
hòa bình đứng trước những thách thức mang tính thời đại về bảo vệ độc lập, chủ
quyền và thể chế chính trị. Sự cạnh tranh lợi ích gay gắt giữa các cường quốc
tác động sâu sắc, toàn diện đến đường lối, chiến lược, sách lược ngoại giao của
các nước. Trong bối cảnh đó, việc chủ động thích nghi, lựa chọn chính nghĩa
trong các mối quan hệ đa phương và song phương không chỉ là giải pháp giữ vững
hòa bình, ổn định cho quốc gia, dân tộc, mà còn góp phần thúc đẩy xu thế hòa
bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển trong môi trường toàn cầu. “Chủ động thích
nghi” để không phải “bị động chống đỡ”; “chọn chính nghĩa” thay vì “chọn
bên”... là những biểu hiện sinh động và cụ thể của trường phái ngoại giao mang
đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”. Tính tất yếu và chính nghĩa của ngoại giao “Cây
tre Việt Nam” đã được chứng minh trên thực tế. Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” đã
góp phần khẳng định, không ngừng nâng cao cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín của
Việt Nam trên trường quốc tế. Thực tiễn sinh động ấy là hiện thực khách quan,
không thể xuyên tạc, phủ nhận.
Tuy nhiên, bên
cạnh đại đa số thông tin tích cực, trên không gian mạng xuất hiện không ít
thông tin sai lệch. Một số phương tiện truyền thông phát tiếng Việt ở hải ngoại
và nhiều tài khoản trên các nền tảng mạng xã hội mang tư tưởng thù địch ra sức
xuyên tạc, phá hoại trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam”. Họ cố tình đánh
tráo khái niệm “Cây tre Việt Nam” bằng những thuật ngữ mang tính kích động, chống
phá, như: “Ba phải”, “hai mặt”, “đu dây”, “hai mang”... Bằng kiểu ngụy biện,
suy diễn, quy chụp, võ đoán, “hớt váng”, “cắt ngọn”... họ rêu rao rằng, Việt
Nam đang theo đuổi chính sách ngoại giao đi ngược xu thế thời đại, “không giống
ai”. Họ gán ghép khiên cưỡng những cuộc xung đột vũ trang, đảo chính, nội chiến
đang xảy ra ở nhiều khu vực trên thế giới để so sánh, quy chụp đường lối, chính
sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta là “đu dây”, sớm muộn cũng nhận kết cục
“thảm bại”. Đáng tiếc là những luận điệu mang tư tưởng thù địch này lại được một
số đối tượng người Việt ở hải ngoại tự xưng là “nhà nghiên cứu”, “nhà phản biện”,
“nhà dân chủ”, “nhà đấu tranh”, “học giả”... cổ xúy, tung hô bằng những hình thức
gọi là “bàn tròn”, “bình luận”, “góc nhìn”... nhằm gây nhiễu thông tin, lèo lái
dư luận. Một số đối tượng lên giọng kiểu bề trên, kẻ cả, lộng ngôn chỉ trích,
bôi nhọ, hạ bệ lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta; phủ nhận đường lối, chính sách đối
ngoại và thành tựu ngoại giao “Cây tre Việt Nam”...
Tính tất yếu
không thể phủ nhận
Theo dõi những
thông tin xuyên tạc trên không gian mạng, chúng ta dễ dàng nhận ra bộ mặt thật
của những đối tượng thù địch chống phá đất nước. Không phải họ không hiểu bản
chất vấn đề, mà họ đã cố tình “cắt ngọn”, “hớt váng” để đánh tráo khái niệm.
Chúng ta đều
biết, thuật ngữ ngoại giao “Cây tre Việt Nam” được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đề cập tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 29 với chủ đề “Nâng cao hiệu quả công
tác đối ngoại và hội nhập quốc tế-Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần
thứ XII”, diễn ra tại Hà Nội, ngày 22-8-2016. Trong bài phát biểu chỉ đạo tại hội
nghị, Tổng Bí thư Đảng ta đã nêu rõ bài học kiên trì về nguyên tắc, linh hoạt về
sách lược trong công tác ngoại giao. “...Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch
Hồ Chí Minh, hoạt động đối ngoại đã làm nên nhiều thành tích vẻ vang, xây dựng
nên một trường phái ngoại giao độc đáo, mang đậm bản sắc "Cây tre Việt
Nam"-mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết
thời biết thế, biết mình biết người..., thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc
Việt Nam...”.
Tại Hội nghị đối
ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng,
diễn ra tại Hà Nội ngày 14-12-2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhấn
mạnh, làm sâu sắc thêm trường phái ngoại giao mang bản sắc “Cây tre Việt Nam”.
Trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin, kế
thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc,
tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại,
chúng ta đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và
độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc “Cây tre Việt Nam”, "gốc
vững, thân chắc, cành uyển chuyển". Tại Hội nghị ngoại giao lần thứ 32 với
chủ đề “Phát huy vai trò tiên phong, xây dựng nền ngoại giao toàn diện, hiện đại,
vững mạnh, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng”, diễn
ra tại Hà Nội ngày 19-12-2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo ngành ngoại
giao tiếp tục phát triển nền ngoại giao hiện đại, vững mạnh toàn diện, mang đậm
bản sắc “Cây tre Việt Nam”...
Trên cơ sở
nghiên cứu lý luận, đúc kết thực tiễn từ lịch sử, tiếp thu sáng tạo tinh hoa thế
giới, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đúc kết đường lối, sách lược ngoại giao
“Cây tre Việt Nam” trong cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại
giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, mang đậm bản sắc "Cây tre Việt Nam”.
Sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phát hành tháng 11-2023.
Tất cả tài liệu,
văn bản liên quan đến trường phái ngoại giao “Cây tre Việt Nam” đều thể hiện rõ
tính khoa học, lịch sử, văn hóa..., khẳng định tính tất yếu khách quan trong đường
lối, chính sách, chiến lược đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam. Việc sử dụng cụm
từ “Cây tre Việt Nam” là cách nói khái quát, hình tượng, đúc kết lịch sử, có sự
bổ sung, phát triển tư duy lý luận và giải pháp để phù hợp, thích ứng với xu thế
thời đại và đòi hỏi từ thực tiễn. Đó cũng chính là sự thể hiện sinh động việc
quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng về công tác đối
ngoại. Tất cả những vấn đề đó đều được công khai, minh bạch, phổ biến sâu rộng
trên các phương tiện truyền thông. Trong quan hệ hợp tác với các nước, chúng ta
cũng thể hiện rõ lập trường quan điểm, chính sách đối ngoại độc lập tự chủ của
Việt Nam. Bảo đảm cho “gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển” trong ngoại giao
chính là tổng hòa các chiến lược, sách lược, giải pháp mang tính khoa học, tư
duy biện chứng, thể hiện tính tất yếu khách quan. Hiểu về ngoại giao “Cây tre
Việt Nam” không thể là kiểu tư duy “cắt ngọn”, “hớt váng”, “chặt khúc” mà cần
có tư duy hệ thống, khái quát, tổng hợp... Ngoại giao “Cây tre Việt Nam” hoàn
toàn không phải và không thể là giải pháp “thức thời” theo kiểu “đu dây”, “hai mặt”,
“hai mang”... như những luận điệu đả kích, xuyên tạc của các thế lực thù địch...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét