CẦN LÊN ÁN NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC VỀ XỬ LÝ NỒNG ĐỘ CỒN KHI THAM GIA
GIAO THÔNG
Sử dụng rượu, bia là thói quen tiêu dùng đã tồn tại lâu đời ở nhiều nước cũng như Việt Nam, được coi là phương tiện giao tiếp xã hội. Sử dụng rượu, bia ở liều lượng chừng mực, trên một số cá nhân có thể mang lại một số tác động tích cực. Tuy nhiên, do rượu, bia đều chứa cồn là chất gây nghiện, được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) xếp vào nhóm chất gây ung thư, có tác động lên hầu hết các cơ quan trong cơ thể nên việc sử dụng rượu, bia có nguy cơ gây ra các tác động đối với sức khỏe, xã hội, kinh tế và cần có cơ chế quản lý khác với các hàng hóa thông thường theo hướng phòng ngừa, hạn chế tác hại ngay từ khi con người tiếp cận sản phẩm này.
Để nhìn nhận
khách quan và đánh giá tác hại của việc sử dụng rượu bia khi tham gia giao
thông, việc phát hiện xử lý các hành vi vi phạm của lực lượng chức năng thì trước
hết mọi người cần nhận thức được tác hại của rượu bia với sức khoẻ của con người
vì nó ảnh hưởng đến tương lai, nòi giống của chúng ta; mặt khác Đảng, Nhà nước
đã có nhiều văn bản quy định như: Luật số 44/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về Phòng
chống tác hại của rượu bia Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về quản lý sản xuất,
kinh doanh rượu và Quyết định số 244/QĐ-TTg ngày 12//2014 của Thủ tướng Chính
phủ về Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến
năm 2020… Vì vậy, việc xử lý người tham gia giao thông vi phạm nồng độ cồn cũng
là một trong những biện pháp phòng chống tác hại của rượu, bia và cũng có nhiều
văn bản quy định như về việc này như: Chỉ thị số 23 ngày 25/5/2023 của Ban Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành
thay thế Chỉ thị số 18 về bảo đảm TTATGT trong tình hình mới; Chỉ thị số
10/CT-TTG ngày 19/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về bảo đảm TTATGT
trong tình hình mới; Thông báo số 388/TB-VPCP, ngày 21/9/2023 của Văn phòng
Chính phủ thông báo về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tại
cuộc họp Thường trực Ủy ban ATGT Quốc gia giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành chức
năng, trong đó, giao Bộ Công an duy trì thường xuyên việc tuần tra, xử lý vi phạm
theo chuyên đề, nhất là chuyên đề về kiểm soát nồng độ cồn và kiểm soát tải trọng;
Luật Giao thông đường bộ ngày 13 /11/2008; Luật Đường sắt ngày 16/6/2017; Nghị
định 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt trong đó quy định mức xử phạt
nghiêm khắc đối với hành vi điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn.
Do đó lực lượng chức năng nhất là Cảnh sát giao thông tăng cường tuần tra, xử
lý vi phạm nồng độ cồn khi tham gia giao thông là việc thực hiện nghiêm chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao nhằm đảm bảo phòng chống tác hại của rượu
bia góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành pháp luật nói
chung và luật giao thông đường bộ nói riêng qua đó nhằm làm giảm tai nạn giao
thông trên cả 3 tiêu chí là giảm về số vụ số người chết và bị thương, giảm tội
phạm, vi phạm pháp luật có nguyên nhân từ rượu bia.
Thực tế, tác hại
của rượu bia diễn ra phổ biến trong đời sống xã hội nhất là ảnh hưởng đến trật
tự, an toàn xã hội; từ những cuộc tụ tập nhậu nhẹt dẫn đến tranh cãi, mâu thuẫn
hò hét ẩu đả, đánh nhau gây án mạng; uống rượu bia say về đánh chửi vợ con gây
bạo lực gia đình; thực tế có những người thường ngày rất hiền lành, nhút nhát
nhưng khi có men rượu, bia không làm chủ được đã trở thành những kẻ vũ phu, côn
đồ, hung hãn sẵn sàng bất chấp pháp luật mà thực hiện hành vi vi phạm khi bị
phát hiện thì chống lại người thi hành công vụ; hoặc có mem rượu, bia trong người
dễ biến thành những kẻ đồi bại chà đạp lên luân thường, đạo lý cãi lời bố mẹ,
hiếp dâm, giao cấu với trẻ em thậm chí cả con đẻ, con nuôi; việc lạm dụng rượu,
bia là một trong những nguyên nhân to lớn gây nên các bệnh về gan, tim, thận,
phá hoại hệ miễn dịch…đặc biệt việc sử dụng rượu bia, khi tham gia giao thông
việc lái xe sau khi sử dụng rượu bia là hành động nguy hiểm vì chất cồn có
trong rượu, bia sẽ ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương của người lái xe, gây ảo
giác, làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả
năng điều khiển vận động. Điều này sẽ giảm khả năng lái xe an toàn và có thể
gây tai nạn và tổn thương nặng nề hơn trong trường hợp xảy ra tai nạn giao
thông. Do đó, lái xe sau khi sử dụng rượu bia là một hành động rất nguy hiểm và
có thể gây hậu quả nghiêm trọng và thực trạng trong số các vụ tai nạn giao
thông do uống rượu bia lái xe, tỷ lệ người đi xe máy chiếm từ 70-90%, trong đó,
tỷ lệ tai nạn do nam giới gây ra là 80-90%.
Chính vì vậy, trong thời gian qua lực lượng chức
năng nhất là Cảnh sát giao thông đã tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý
nghiêm các trường hợp tham gia giao thông mà trong người có nồng độ cồn đã xử
lý rất nghiêm minh với tinh thần không có vùng cấm, xử lý cả cán bộ, đảng viên,
quân đội, công an…nếu vi phạm qua đó đã góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp
luật về việc tham gia giao thông làm giảm tai nạn giao thông do rượu, bia; Tình
hình trật tự an toàn giao thông trong năm 2023 trên toàn quốc cơ bản được bảo đảm.
Tai nạn giao thông được kiềm chế và kéo giảm so với cùng kỳ năm 2022 về số vụ
và số người chết, cụ thể 9 tháng đầu năm, toàn quốc xảy ra trên 8.335 vụ tai nạn
giao thông, làm chết trên 4.700 người, bị thương 5.777 người, giảm 90 vụ, giảm
60 người chết so với cùng kỳ năm 2022; Đặc biệt, số vụ tai nạn giao thông do
người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn trong các dịp cao điểm
giảm sâu so với năm trước.
Tuy nhiên cũng trong thời gian đó các thế lực thù
địch, các đối tượng xấu, nhiều người thiếu hiểu biết đã không ngừng phủ nhận những
kết qua trên nên đã xuyên tạc, lồng ghép các luận điệu thù địch, ý đồ xấu, đi
ngược lại với chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước bằng cách đăng tải, chia
sẻ, like…trên các trang mạng xã hội như trang phản động Facebook Việt Tân đả
kích “Càng thổi thì bụng công an càng lớn!”; trang cá nhân Facebook có nick nam
Dang Van Nam viết “Bụng CSGT cộng sản Việt Nam to chẳng qua đớp nhiều của dân,
nôn mẹ nó hết ra bụng đẹp ngay”; trên địa bàn tỉnh Sơn La cũng có một số cá
nhân đọc rồi bình luận mang tính thiếu xây dựng về hình ảnh của lực lượng cảnh
sát giao thông…
Để nâng cao nhận thức của mọi người trong lĩnh vực
này đòi hỏi các tổ chức, cá nhân cần nhìn nhận vấn đề khách quan để đánh giá
đúng thực trạng, việc làm của lực lượng chức năng không để bị các thế lực thù địch
và phần tử xấu lôi kéo, không nhận rõ được đúng sai mà có những chia sẻ, bình
luận, like…không đúng. Đồng thời cần có hành động cụ thể có biện pháp phòng ngừa
tác hại của rượu bia trong cộng đồng tham gia tích cực tuyên truyền, thực hiện
quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia; lồng ghép hoạt động
phòng, chống tác hại của rượu, bia vào các phong trào, hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể thao, xây dựng đời sống văn hóa và hoạt động khác tại cộng đồng; Vận
động, khuyến khích quy định trong hương ước, quy ước việc hạn chế hoặc không uống
rượu, bia tại đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư; Vận động cá nhân,
tổ chức không sử dụng sản phẩm rượu, bia không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chưa được
kiểm nghiệm an toàn thực phẩm; Phát hiện, phản ánh người say rượu, bia, người
nghiện rượu, bia để cảnh báo, phòng ngừa, xử lý hành vi gây ảnh hưởng đến trật
tự, an toàn xã hội; Thực hiện đúng quy định đã uống rượu bia không tham gia
giao thông; Không chia sẻ, bình luận, like…không đúng về việc làm của lực lượng
chức năng, khi phát hiện có sai phạm của người thì hành công vụ cần phản ánh đến
cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý tránh đánh đồng những sai trái của một
vài cá nhân trong khi thi hành công vụ với những kết quả, lợi ích to lớn của
công tác này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét