Theo QSĐP - Vừa qua,
trên trang mạng xã hội của Việt Tân đăng tải hàng loạt bài viết về đề tài
“mức chi ngân sách năm 2024 của
Chính phủ Việt Nam”… sau đó đem ra so sánh giữa các mức chi của Bộ Công an với
Bộ Y tế, Bộ Giáo dục… rồi khẳng định rằng, mức chi ngân sách Nhà nước đang có
nhiều vấn đề “bất cập” và “không hợp lý”, rằng “Công an gấp hơn 10 lần Y Tế, Giáo dục”…
Thực tế có thể
khẳng định đây là những bài viết xuyên tạc, bịa đặt, vu khống… với ý đồ xấu
hòng chống phá Đảng, Nhà nước, gây tâm lý chia rẽ, mất đoàn kết giữa các bộ,
ban, ngành và tâm lý nghi ngờ trong các tầng lớp nhân dân…
Vừa
qua, trên trang fanpage của đảng Việt Tân đã tổng hợp số liệu về
một số khoản chi ngân sách của chính phủ Việt Nam, rồi vẽ biểu đồ dạng cột để
so sánh. Thông qua biểu đồ này, họ ám chỉ rằng tỉ lệ chi ngân sách cho công an
đang lớn một cách áp đảo so với khoản chi cho các lĩnh vực dân sinh như y tế
hay giáo dục. Chẳng hạn, nếu khoản chi cho Bộ Công an là 113.271 tỷ đồng,
thì khoản chi cho Bộ Giáo dục chỉ là 7.711 tỷ đồng, một con số thấp hơn nhiều lần. Từ đó, Việt
Tân ngầm kết luận rằng chính phủ Việt Nam đang dùng đa phần ngân sách để bảo vệ
chế độ, thay vì để lo cho cuộc sống của người dân.
Tuy nhiên, nếu tự tìm hiểu thêm thông tin, người ta sẽ
thấy cả số liệu lẫn nhận xét của Việt Tân đều không đáng tin cậy
Trước hết, phần ngân sách chi cho Bộ Giáo dục chỉ chiếm
một phần tổng ngân sách chi cho giáo dục hằng năm của Việt Nam. Ở Việt Nam,
chính quyền địa phương có ngân sách riêng, và đa số trường công sử dụng ngân
sách của các Sở Giáo dục thay vì Bộ. Tỉ lệ chi cho giáo dục trên tổng ngân sách
cả nước của Việt Nam không hề thấp, nó ngang bằng hoặc cao hơn nhiều quốc gia
phát triển hơn. Cụ thể, tại hội thảo công bố Báo cáo phân tích ngành Giáo dục
Việt Năm năm 2011-2020, GS Lê Anh Vinh, Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt
Nam, đã cho biết mức đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam đạt khoảng 17-18% tổng ngân
sách thường niên, có năm gần đạt 19% – một tỉ lệ không hề thấp so với Mỹ (13%),
Indonesia (17,5%), Singapore (19,9%) và nhiều quốc gia khác. Tính theo tỷ lệ
GDP (tổng sản phẩm quốc nội), mức chi tiêu cho giáo dục của Việt Nam tương
đương 4,9% GDP, chỉ kém Malaysia 5%, còn cao hơn các nước khác trong ASEAN gồm
Campuchia 1,9%, Singapore 2,9%, Lào 3,3%. Dù vậy, tỉ lệ chi cho giáo dục trên
tổng ngân sách của Việt Nam sẽ còn tiếp tục tăng trong tương lai, do Luật giáo
dục 2019 quy định rằng ngân sách nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong tổng nguồn
lực đầu tư cho giáo dục, và ngân sách nhà nước cần dành tối thiểu 20% tổng chi
cho giáo dục, đào tạo (theo vnexpress
bài “ Việt Nam dành 18% tổng chi ngân sách cho giáo dục” ngày
08/8/2022)
Tiếp đến, cần nhớ rằng khác với giáo
dục và y tế, quốc phòng và trị an là những dịch vụ công thiết yếu mà tư nhân
không thể cung cấp, nên hiển nhiên phải chiếm một tỉ lệ chi lớn hơn. Không thể
nói rằng cách khoản chi cho quốc phòng và trị an chỉ giúp bảo vệ chế độ chứ
không giúp ích gì cho người dân, khi số tiền đó đang giúp duy trì từ an toàn
giao thông cho đến chủ quyền trên đất liền và trên biển. Nếu Việt Tân vẫn cho
lối so sánh của mình là chính đáng, họ hãy nhìn luôn vào tỉ lệ chi ngân sách
của Việt Nam Cộng hoà giai đoạn 1955-1975. Chế độ này dùng trên 40% ngân sách
quốc gia cho quốc phòng, khoảng 13% cho trị an, chỉ khoảng 7 đến 7,5% cho giáo
dục – một tỉ lệ lệch hơn nhiều so với Việt Nam hiện tại.
Tỉ lệ chi cho quốc phòng trên tổng ngân sách của Việt Nam
có quá lớn so với các quốc gia khác? Biểu đồ bên dưới so sánh tỉ lệ giữa các
nước, và nó cho thấy Việt Nam chỉ chi tiêu ở mức trung bình mà thôi. Trong khi
đó, nước Mỹ – ông chủ của nhiều nhóm chống cộng cờ vàng – lại nằm trong số các
quốc gia dành nhiều phần ngân sách cho quốc phòng hơn hẳn mức trung bình trên
thế giới:
Tính đến năm 2010, Mỹ chi tiêu khoảng 692 tỷ USD mỗi năm
cho quân sự, chiếm khoảng 42% chi tiêu quân sự toàn thế giới.
Qua việc này một lần nữa cho thấy mưu đồ rõ ràng của các
phần tử phá hoại, họ cố tình bịa đặt các số liệu “vu vơ” để hướng lái dư
luận tấn công vào lực lượng Công an, kích động sự chia rẽ giữa các cơ quan Nhà
nước, làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và lực lượng Công
an...
Do đó mỗi người dân, khi tiếp cận những thông tin trên
mạng internet, mạng xã hội nói chung, thông tin về mức chi ngân sách Nhà nước
nói riêng, hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, biết chọn lọc thông tin, không chia
sẻ, trao đổi đối với những thông tin không có nguồn gốc chính xác, những thông
tin bịa đặt, xuyên tạc, đồng thời chủ động, tích cực đấu tranh, phản bác với
những thông tin xấu độc… để qua đó góp phần bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền,
bảo vệ nhân dân, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta./.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét