“Chúng ta không sợ có khuyết điểm, chúng ta chỉ sợ không có quyết tâm sửa
đổi, chúng ta phải lấy lòng “chí công vô tư”. Đó là lời của Chủ tịch Hồ Chí
Minh được trích trong “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà”, đề ngày 17-9-1945, Người
viết tại Hà Nội, lấy danh nghĩa của một đồng chí già, mục đích là để san sẻ ít
kinh nghiệm với các đồng chí quê mình.
Thư gồm 4 mục
nhỏ, nhằm chuyển tải 4 nội dung: Một là, ý nghĩa rất to lớn của cuộc cách mạng
dân tộc; hai là, lý giải vì sao cuộc cách mạng thắng lợi; ba là, sự nghiệp kiến
thiết xây dựng xã hội mới sau khi giành chính quyền; bốn là, những khó khăn cần
giải quyết, phải vừa làm vừa học, cái chính là theo cho đúng chính sách của
Chính phủ ban hành.
Chính sách
của Chính phủ ngay sau giành chính quyền, theo Người rút lại chỉ có hai chuyện:
Củng cố đoàn kết và sửa chữa khuyết điểm. Sức mạnh đoàn kết dân tộc, ai cũng rõ
rồi, nhưng nêu rõ ra và yêu cầu sửa chữa những khuyết điểm trên nhiều phương
diện chủ yếu của cán bộ, đảng viên lúc bấy giờ thì không phải ai cũng quán
triệt. Những khuyết điểm đó, cụ thể ra là thói bao biện, hẹp hòi; lạm dụng hình
phạt; kỷ luật không nghiêm; một số việc làm xấu xa, như lên mặt làm quan cách
mạng, độc đoán, dùng phép công để báo thù tư…, khiến dân chúng hoang mang, sự
đoàn kết bị lung lay, uy tín của Chính phủ và đoàn thể bị ảnh hưởng xấu. Giành
được chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn nhiều. Nhận thức sâu sắc
điều này, Bác kêu gọi đồng chí, đồng bào ở tỉnh nhà phải lập tức sửa đổi ngay.
Lời căn dặn
của Bác trong “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà” đến nay vẫn còn nguyên giá trị
lịch sử và có ý nghĩa thời sự đối với việc tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng;
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những
biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ của cán bộ, đảng viên
các cấp trong thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XII) về tăng cường xây
dựng, chỉnh đốn Đảng, gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh.
Quân đội ta
do Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, lãnh đạo, rèn luyện, luôn thấm nhuần
lời dạy của Bác và được cụ thể hóa trong các mặt công tác, đặc biệt là trong
chiến đấu. Sau mỗi trận đánh, mỗi nhiệm vụ, cấp ủy, chỉ huy các cấp đều lãnh đạo,
chỉ đạo, tổ chức rút kinh nghiệm nghiêm túc, đã có nhiều hội nghị chỉnh huấn
cấp toàn quân. Thông qua việc mở rộng dân chủ, đề cao trách nhiệm trong tự phê
bình và phê bình, đã làm rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm quý để Quân
đội ta càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng, lập nên những chiến công vang
dội, tô thắm truyền thống “Quyết chiến, quyết thắng” và phẩm chất cao đẹp Bộ
đội Cụ Hồ, xứng đáng với sự tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét