“Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống
nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và
hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân
làm mục tiêu phấn đấu.”
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng
khẳng định nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh
phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân; không hy sinh
những mục tiêu về an sinh xã hội, không hy sinh những mục tiêu về môi trường,
biến đổi khí hậu để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.
Đến nay, Việt Nam đã tham gia hầu hết
các Công ước quốc tế về quyền con người; cam kết thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
của mình theo Tuyên ngôn nhân quyền và các Công ước quốc tế đó.
Việc thực hiện các nghĩa vụ này cũng
nhằm thực hiện tốt hơn nữa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong
việc bảo vệ quyền con người, bảo vệ nhân dân, đặc biệt là trong đại dịch
COVID-19, những chính sách này thể hiện rõ hơn bao giờ hết. Việt Nam đã thực
hiện việc ứng phó với COVID-19 và thúc đẩy quyền con người, thực hiện các biện
pháp phòng, chống dịch trên cơ sở bảo đảm và tôn trọng quyền con người.
“Mỗi chính sách kinh tế đều
phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo
ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi
đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người
có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để bảo đảm sự phát
triển lành mạnh, bền vững, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19, Chính phủ Việt Nam đã
triển khai nhiều chủ trương, chính sách hướng tới người dân, bảo vệ quyền con
người, luôn quan tâm, đặt sinh mạng, sức khỏe và cuộc sống của người dân lên
hàng đầu.
Nhất là đợt dịch bùng phát từ cuối tháng 4/2021 tại Việt Nam với
biến chủng Delta có tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm, buộc chúng ta phải áp dụng
nhiều biện pháp phòng, chống dịch chưa từng có tiền lệ để bảo vệ tính mạng và
sức khỏe của nhân dân “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19,” vừa chống dịch vừa đưa hoạt động kinh tế-xã hội và cuộc sống của
nhân dân trở lại bình thường, tạo điều kiện cho người dân được làm việc, được
học hành, phát triển.
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nhận định, đặt sức khỏe của người dân
vào trung tâm của việc ứng phó với COVID-19 là cách tiếp cận đúng đắn.
Một điểm nổi bật nữa là Việt Nam đã bảo đảm quyền con người
trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Là một trong những quốc gia phải gánh chịu
thiệt hại nặng nề bởi các thảm họa thiên nhiên, nhưng trong những năm qua, công
tác chỉ đạo điều hành, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai luôn được Đảng, Nhà
nước xác định là nhiệm vụ trọng tâm.
Với quyết tâm không để người dân bị đói, bị rét; bằng mọi biện
pháp phải bảo đảm cho người dân có nơi ăn chốn ở, các lực lượng vũ trang sẵn
sàng xả thân để tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân
dân… hỗ trợ, giúp đỡ để người dân có việc làm thích hợp, sớm ổn định cuộc sống
sau thiên tai.
Việc quan tâm chăm lo cho con người, vì con người đã được thể
hiện sinh động trong suốt quá trình phát triển đi lên của cách mạng Việt Nam và
luôn là mục tiêu hàng đầu mà Đảng và Nhà nước ta hướng tới.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét