Thể chế chính trị ở nước ta có những nét đặc
thù: Đảng Cộng sản Việt Nam là lưc lượng duy nhất được nhân dân thừa nhận giữ
vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội; Nhà nước quản lý xã hội dưới sự lãnh đạo
của Đảng và phục vụ lợi ích của nhân dân; Nhân dân làm chủ thông qua các hình
thức dân chủ và đại diện. Các thành tố trong hệ thống chính trị đều thống nhất
về mục tiêu phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Đây là nét khác biệt với các thể chế
chính trị khác bởi họ bảo vệ trước hết cho lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Bản chất của chế độ chính trị của nước ta:
“Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là
mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi
ích của nhân dân, là hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình
chính trị và cơ chế vận hành tổng quan là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản
lý và Nhân dân làm chủ… Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm
quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách
mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức do Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân,
đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân
thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời
sống xã hội, tham gia quản lý xã hội”. Nhân dân tin tưởng uỷ quyền, trao quyền
lực chính trị cho Đảng, cán bộ, công chức nhà nước trở thành công bộc của nhân
dân.
Kiểm soát quyền lực chính trị đương nhiên phải
bằng cơ chế và tổ chức thực thi cơ chế. Cơ chế kiểm soát quyền lực chính trị là
hệ thống các thiết chế tổ chức thực hiện và phương thức vận hành để kiểm soát
quyền lực trong thể chế chính trị nhằm làm cho các quy định về quyền và thực
hiện quyền lực chính trị được thực hiện đầy đủ và đúng đắn. Nội dung của kiểm
soát quyền lực chính trị cũng chính là việc xây dựng cơ chế, thể chế và thực
thi cơ chế, thể chế đó trên thực tiễn. Cơ chế tự kiểm soát quyền lực (đối với từng chủ
thể), kiểm soát lẫn nhau và kiểm soát của nhân dân đối
với nhà nước; đề cập khá đầy đủ các chủ thể được giao quyền lực chính trị và
thực thi quyền lực chính trị:
Đối với Đảng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội
bằng chủ trương, đường lối, quan điểm chỉ đạo để Nhà nước thể chế hoá thành
pháp luật nhưng khi đó có luật pháp, Đảng lại là lực lượng tiên phong, gương
mẫu trong thực hành pháp luật, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp
luật, chịu trách nhiệm trước nhân dân về các quyết định của mình. Đảng kiểm
soát quyền lực của nội bộ Đảng (theo Điều lệ Đảng) đồng thời kiểm soát quyền
lực nhà nước thông qua kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên trong cơ quan
nhà nước thực hiện nhiệm vụ (theo pháp luật).
Lịch sử dân tộc hơn 92 năm qua đã minh chứng,
sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng
Việt Nam. Với kinh nghiệm và quyết tâm xây dựng, chỉnh đốn Đảng:“Một đảng
cách mạng chân chính có đường lối đúng, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ,
đảng viên trong sạch, gương mẫu, tận tuỵ, gắn bó mật thiết với nhân dân, được
nhân dân ủng hộ, thì đảng đó có sức mạnh vô địch, không thế lực nào ngăn cản
nổi trên con đường dẫn dắt dân tộc đi lên”.
Đối với Nhà nước, với vị trí trung tâm của quyền lực chính
trị, Nhà nước được tổ chức quyền lực theo nguyên tắc “quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Theo đó, Quốc hội thực hiện
giám sát tối cao việc tuân theo pháp luật, nghị quyết của Quốc hội. Hội đồng
nhân dân các cấp giám sát việc tuân theo pháp luật và nghị quyết của Hội đồng
nhân dân cùng cấp. Quốc hội: “Tiếp tục đổi mới, bổ sung các đạo luật ở các lĩnh
vực trọng điểm có ý nghĩa then chốt, có tính khả thi cao, rạo ra sự bứt phá về
phát triển kinh tế - xã hội. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả
hoạt động giám sát, nhất là giám sát chuyên đề… chú trọng giám sát lĩnh việc
thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát”.
Kiểm toán nhà nước kiểm soát việc chấp hành pháp luật đối với cơ
quan nhà nước về sử dụng tài chính, tài sản công. Chính phủ và Uỷ ban
nhân dân các cấp tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý theo pháp
luật. Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân. Ngoài những
yêu cầu về năng lực quản lý đất nước về mọi mặt của Chính phủ để thực hiện
thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
đề ra, công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức: “Kiên quyết loại
bỏ những phần tử hư hỏng, thoái hoá về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống;
chống mọi biểu hiện chạy chức, chạy quyền, cục bộ, ưu ái tuyển dụng người nhà,
người thân không đủ tiêu chuẩn. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm,
nêu gương, tinh thần phục vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức”.
Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành
viên của Mặt trận thực
hiện giám sát và phản biện mang tính xã hội, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của Nhân dân. Nhân dân cũng giám sát
Đảng, (Đảng chịu sự giám sát của Nhân dân - Hiến pháp), giám sát
cán bộ, đảng viên, công chức nhà nước, góp ý xây dựng Đảng, Nhà
nước. Các phương tiện thông tin đại chúng cũng có vai trò
quan trọng trong giám sát việc thực thi pháp luật đối với cán bộ, đảng viên,
công chức nhà nước. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị -
xã hội không chỉ làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện chủ
trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp, chính đáng của hội viên, đoàn viên mà còn phải “Tiếp tục chú trọng tham
gia sâu hơn, toàn diện, hiệu quả hơn và động viên nhân dân tích cực tham gia
vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Phát huy vai trò tích cực trong tham gia kiểm soát quyền lực,
giám sát để quản lý xã hội công khai, minh bạch”.
HAIVAN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét