Nghị quyết số 28/NQ-TW ngày 25-10-2013 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình
hình mới” xác định: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
phải đi đôi với việc kiên quyết ngăn chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản
phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và thông tin độc hại”.
Vì
vậy, có thể khẳng định rằng, chủ động bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, kiên
quyết ngăn chặn, phòng, chống xâm lăng văn hóa cũng là một trong những giải
pháp căn cơ để bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa trong bối cảnh toàn cầu
hóa hiện nay.
Âm mưu thâm độc, hệ lụy khôn lường
Toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh
vực, trong đó có văn hóa. Mở cửa, hội nhập, giao lưu và hợp tác nhằm tiếp thu
có chọn lọc các giá trị văn hóa, văn minh của nhân loại, đồng thời phải bảo vệ,
bảo toàn các giá trị tốt đẹp, cao quý của nền văn hóa Việt Nam. Văn hóa là cội
nguồn, là gốc rễ làm nên sức mạnh nội sinh của dân tộc. Với âm mưu thâm độc làm
suy yếu sức mạnh nội sinh, thời gian qua, các thế lực thù địch tiến hành nhiều
hoạt động xâm lăng văn hóa vào nước ta. Đây là thủ đoạn tinh vi nhằm triệt tiêu
tận gốc những giá trị cốt lõi, nền tảng của dân tộc Việt Nam, từ đó truyền bá,
tiêm nhiễm những sản phẩm văn hóa xấu độc, lai căng, làm chuyển biến nhận thức,
thay đổi hành vi, lối sống của con người. Từ sự chuyển biến về văn hóa dần lan
sang lĩnh vực chính trị, hình thành ý thức chống đối về chính trị, phá hoại nền
tảng tư tưởng của Đảng, sự tồn vong của chế độ. Sự xâm lăng văn hóa tuy âm thầm
nhưng có thể phá hủy những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Các
thế lực thù địch tiến hành xâm lăng văn hóa hướng đến các tầng lớp nhân
dân, trước hết là giới trẻ đang trong quá trình phát triển và hoàn thiện nhân
cách, dễ bị tác động bởi các yếu tố mới lạ, khác biệt.
Trong
thời đại thông tin bùng nổ, các loại thông tin “bẩn” tràn lan cổ vũ, hô hào,
kích động bạo lực, đồi trụy, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của
dân tộc, đạo đức xã hội, phẩm chất tốt đẹp của con người. Các kênh xâm lăng văn
hóa rất đa dạng, thông qua phát thanh, truyền hình, phim ảnh, xuất bản,
quảng cáo... nhằm chiếm thị trường văn hóa của Việt Nam. Bên cạnh các sản
phẩm văn hóa xấu độc xâm nhập, văn hóa ngoại lai cũng đang tràn vào nước ta một
cách ồ ạt, khó kiểm soát.
Trong
hoạt động giải trí, nhiều người bị cuốn hút và mải mê chạy theo những trào lưu
du nhập từ nước ngoài như chụp ảnh quái đản, hút bóng cười, nuôi thú độc, hát
cùng dao kéo... Lĩnh vực điện ảnh, truyền hình có tình trạng phim nước ngoài
chiếm thời lượng phát sóng lớn, nhạc ngoại tràn lan ảnh hưởng đến thị hiếu của
công chúng, sách dịch lậu trôi nổi trên thị trường trái với thuần phong mỹ tục
dân tộc, dễ làm cho công chúng, nhất là người trẻ ngộ nhận, mất phương hướng
thẩm mỹ tích cực, thậm chí bị tiêm nhiễm những “virus văn hóa” độc hại mà
không hay biết.
Đề
cập đến hậu quả của các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai xâm nhập vào nước
ta, Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 27-7-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Chống
sự xâm nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại gây hủy hoại đạo đức xã hội” đã
cảnh báo: “Nhiều sản phẩm văn hóa độc hại từ bên ngoài đã xâm nhập vào nước ta
bằng nhiều con đường, tác động rất xấu đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, tâm lý,
hành vi của một bộ phận nhân dân, nhất là thế hệ thanh thiếu niên; làm hủy
hoại, xói mòn nền tảng và những giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc”.
Không
thờ ơ với nhiệm vụ bảo vệ nền độc lập dân tộc từ gốc rễ
Nghị
quyết số 28/NQ-TW ngày 25-10-2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI)
về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” đã xác định: “Xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc phải đi đôi với việc kiên quyết ngăn
chặn sự xâm lăng văn hóa, xâm nhập các sản phẩm văn hóa xấu độc, ngoại lai và
thông tin độc hại”.
Điều
đó thể hiện rất rõ quan điểm của Đảng về vấn đề văn hóa là phải kết hợp giữa
“xây” và “chống”; “xây” là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; “chống” là
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách nhằm giữ gìn và phát triển nền văn hóa Việt Nam
trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
Tổng
Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng khẳng định: “Văn hóa còn thì dân tộc còn”. Đại hội
XIII nhấn mạnh một trong những quan điểm chỉ đạo cốt lõi và xuyên suốt là:
“Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, của nền văn hóa và con
người Việt Nam”; đồng thời “bảo vệ nền văn hóa, lợi ích quốc gia-dân tộc; kiên
quyết đấu tranh, loại bỏ các sản phẩm, thông tin xấu độc, các văn hóa phẩm
ngoại lai, độc hại, ảnh hưởng xấu đến ổn định chính trị-xã hội, thuần phong mỹ
tục”.
Để
giữ gìn, bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam,
đồng thời đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi
dụng các hoạt động văn hóa-nghệ thuật để xuyên tạc, chống phá sự nghiệp cách
mạng của Đảng và nhân dân ta, cần quan tâm thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp
sau.
Một là, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa.
Bảo
đảm các hoạt động văn hóa phát triển đúng định hướng chính trị của Đảng, khắc
phục tình trạng buông lỏng sự lãnh đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng trên lĩnh
vực văn hóa. Các cấp, các ngành, địa phương cần quan tâm chỉ đạo, giám sát nội
dung tư tưởng chính trị trong các hoạt động văn hóa, ngăn chặn và làm thất bại
âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng các hoạt động văn hóa hòng làm thay
đổi hệ giá trị văn hóa Việt Nam.
Cùng
với đó, cần quản lý chặt chẽ lĩnh vực hoạt động báo chí, truyền thông, xuất
bản; chủ động ngăn chặn, thanh lọc, không để các loại ấn phẩm, văn hóa phẩm độc
hại từ nước ngoài, thông tin xấu độc, xuyên tạc thẩm lậu vào Việt Nam.
Hai là, nâng cao nhận thức của
toàn xã hội về tầm quan trọng của văn hóa và mối nguy “xâm lăng văn hóa”.
Đã
có lúc lĩnh vực văn hóa chỉ được nhận thức đơn giản, phiến diện là bề nổi, là
“cờ đèn kèn trống”, mà không phải là nhu cầu thiết yếu của con người và là sức
mạnh nội sinh của sự phát triển bền vững. Do vậy, cần đổi mới tư duy, nâng cao
nhận thức đúng đắn về lĩnh vực văn hóa, coi đó vừa là động lực, vừa là mục tiêu
của sự phát triển kinh tế-xã hội. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với chính
trị, kinh tế, xã hội trong chiến lược phát triển đất nước. Đó là cơ sở để các
cấp, các ngành, các địa phương chú trọng quan tâm chăm lo phát triển lĩnh vực
văn hóa một cách thiết thực, hiệu quả.
Thông
qua hệ thống giáo dục quốc gia, các kênh thông tin để tuyên truyền, nâng cao ý
thức trách nhiệm của mọi công dân đối với mối nguy xâm lăng văn hóa trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay, từ đó nêu cao cảnh giác, nhận diện và kiên quyết
đấu tranh với những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, hành vi phản cảm, trái
thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Ba là, huy động sức mạnh của hệ
thống chính trị để bảo vệ những giá trị truyền thống tốt đẹp và bản sắc văn hóa
dân tộc.
UNESCO đã cảnh
báo cho cả thế giới, hễ ở đâu phát triển kinh tế mà không quan tâm tới yếu tố
văn hóa thì ở đó phát triển không bền vững và những hệ lụy đặt ra cho xã hội
lớn hơn nhiều so với kinh tế. Mặc dù được cảnh báo từ lâu nhưng để vượt qua
điều này không hề dễ dàng, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam, bản
sắc văn hóa dân tộc rất dễ bị tổn thương.
Muốn
giữ được gốc gác cội nguồn dân tộc và bản sắc văn hóa Việt Nam, ngoài trách
nhiệm của ngành văn hóa và những người làm công tác văn hóa, đòi hỏi phải có sự
tham gia tích cực của các cấp, các ngành và cả cộng đồng, xã hội. Vì văn hóa
gắn liền với mỗi con người, mỗi cộng đồng dân tộc, mỗi địa phương và gắn liền
với các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, do đó cả hệ thống chính trị phải
cùng nêu cao trách nhiệm trong việc tham gia giữ gìn, bảo tồn và phát huy các
di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét