Thứ Hai, 12 tháng 2, 2024

ĐỒNG ĐỘI HY SINH HẾT VÀ BẠN LÀ NGƯỜI CUỐI CÙNG CÒN SỐNG, ĐÓ LÀ MỘT CẢM GIÁC NHƯ THẾ NÀO?

 Có lẽ không nhiều người nghĩ rằng hai bức ảnh này đều mô tả về một con người, đó là chiến sĩ nữ biệt động Sài Gòn Phùng Ngọc Anh. Chỉ khác là, bức ảnh trên nói về con người mặt rất ngông và bất cần khi bàn tay chị đã bị quân địch quấn băng có tẩm chất hóa học để tra tấn. Đứng trước các phóng viên, họ nghĩ rằng chị sẽ sợ, nhưng ở đâu thì sợ, chứ chị thì không.

Còn bức ảnh bên dưới là nói về chị biệt động ngày nào đã hơn 70 tuổi và đang sống trong những giây phút hòa bình của thời điểm hiện tại. Có lẽ hòa bình đã lâu nên nhưng vết thương chiến tranh đã dần phai nhạt đi mất…
Vào ngày mùng 2 Tết Mậu Thân, quân địch đưa chị Phùng Ngọc Anh, chị Lê Thị Riêng, anh Trần Văn Kiểng và nhiều người khác lên xe và bắn thủ tiêu. Các anh chị đều hy sinh, còn riêng chị Anh bị vết đạn găm vào đùi và ngất đi, rất hay là không trúng động mạch chủ. Thi thể chị Riêng đè lên chị Anh, khi tỉnh dậy, máu của các đồng đội thấm ướt tà áo của chị.
Chị khóc khi nhìn thi thể của các đồng đội được đưa đi. Trước đó, chị hay tin đồng đội tấn công các mục tiêu khác ở Tết năm ấy đều hầu như đã hy sinh. Trước đó, họ từng nói với nhau rằng mong đây sẽ là cái Tết cuối cùng mà đất nước chia cắt. Vậy nên ai còn sống sẽ ăn Tết “hộ” những người sẽ (chắc chắn) hy sinh.
Vì vậy, động lực của chị Anh là rất lớn. Chị bị kinh qua các nhà tù như Chí Hòa, chuồng Cọp Côn Đảo…. Người thẩm vấn chị Anh là các lực lượng CIA, các đơn vị cảnh sát, thám báo, tình báo VNCH… Chị phải sống, phải sống để chiến đấu thay cho đồng đội, để còn ăn một cái Tết độc lập, tự do và thống nhất cho đồng đội….
Thi thoảng, người nữ biệt động anh hùng ngày nào vẫn nhớ về những đồng đội năm xưa, về những ngày Tết Mậu Thân khi mình là người may mắn còn sống…. Có thể đó là định mệnh, cũng có thể là một sự may mắn, cũng như lịch sử hoặc một sự ngẫu nhiên nào đó đã chọn chị Anh để chứng kiến giây phút thống nhất nước nhà giữa bao nhiêu người đã nằm xuống…
Dù hy sinh hay còn sống, tất cả họ đều là những chứng nhân lịch sử của một thế hệ anh hùng./.
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét