Thứ Ba, 13 tháng 2, 2024

 

Tái diễn luận điệu chống phá Công đoàn Việt Nam


Trên trang mạng “Bbctiengviet”, T.K.TRAN đã đăng bài viết “Công nhân và sự ngộ nhận về quyền lập công đoàn độc lập”. Với luận điệu phản động, phi khoa học, mang tính áp đặt, không có cơ sở lý luận và thực tiễn, Y cho rằng: “Người lao động Việt Nam đang ở trong một hoàn cảnh đáng thương”; “Bao giờ thì tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được thành lập?”, “Nhà nước định trì hoãn hoãn việc cho phép này tới bao giờ?” Y còn “ngớ ngẩn” hơn cho rằng “Luật Lao động, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 cho phép thành lập (tổ chức người lao động tại cơ sở) với những giới hạn của nó. Việc thành lập đòi hỏi một số quy trình nhất định: đăng ký ở đâu? Bộ Công An hay bộ Xã Hội?, hồ sơ gồm những giấy tờ gì?… Phải khẳng định đây là những luận điệu sai lệch về Công đoàn Việt Nam. Núp dưới danh nghĩa “bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của công nhân, người lao động”, để cổ xúy, hô hào đòi thành lập các “nghiệp đoàn độc lập”.

Phải khẳng định rằng:

1. Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Điều 10, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Thực tiễn những năm qua, Công đoàn Việt Nam đã trưởng thành về mọi mặt. Tổ chức công đoàn trên cả nước đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, tổ chức và người sử dụng lao động để chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, việc bảo vệ người lao động được tổ chức công đoàn thực hiện dưới nhiều hình thức. Trước hết, công đoàn đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Cùng với đó, Công đoàn Việt Nam cũng quan tâm tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động; lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người lao động để kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết; làm tốt vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với công nhân và người lao động; thu hút, khơi dậy động lực của đoàn viên, người lao động, góp phần tăng năng suất lao động, phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, thời gian gần đây, chúng ta chứng kiến nhiều vụ việc tổ chức công đoàn đã đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện chủ sử dụng lao động ra tòa án nhân dân khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm.

3. Phải thẳng thắn chỉ rõ, cái gọi là tổ chức ma “công đoàn độc lập” không đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của người lao động. Dưới sự hỗ trợ, giúp sức, núp bóng “đánh trống, khua chiêng” của một số tổ chức phản động ở nước ngoài, các đối tượng xấu đang giả danh bảo vệ người lao động để mua chuộc, dụ dỗ, lôi kéo công nhân và người lao động Việt Nam tham gia các tổ chức đối lập, bất hợp pháp. Mục tiêu thông qua các biện pháp “hòa bình”, “phi vũ trang” để tạo “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” từ bên trong xã hội nước ta. Khi có đủ điều kiện, các tổ chức này sẽ câu kết, móc nối với các tổ chức nước ngoài để tiến hành “đấu tranh” theo hướng cách mạng màu, cách mạng đường phố, chuyển từ phi bạo lực sang bạo lực vũ trang. Vì vậy, mọi người phải hết sức cẩn trọng, không để bị các đối tượng xấu mê hoặc, lừa dối, tiếp tay cho sai phạm./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét