Thông
tin xấu độc, sai sự thật, bóp méo sự thật, hoặc có một phần sự thật nhưng được
đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng những luận điệu phản
động, sai trái. Lợi ích tích cực mà mạng Internet đưa lại là điều không ai có
thể phủ nhận và chúng ta vẫn đạng tận dụng điều đó hàng ngày. Tuy nhiên với quy
luật vận động thì sự phát triển chóng mặt của mạng Internet cũng sẽ mang lại
nhiều hệ lụy. Việt Nam luôn bảo đảm quyền tự do dân chủ của công dân, nhưng tự
do phải trong khuôn khổ pháp luật. Những hành động lợi dụng quyền tự do để có những
phát ngôn không đúng pháp luật với âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc, phá hoại đất
nước thì cần phải kiên quyết đấu tranh, xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Để tăng cường công tác tư tưởng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới, ngày
22/10/2018, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 35-NQ/TW “Về tăng cường bảo vệ
nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
trong tình hình mới”. Nghị quyết khẳng định: Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc;
giữ gìn môi trường hoà bình, ổn định để phát triển đất nước.
Thực hiện Nghị quyết nêu trên,
toàn Đảng và hệ thống chính trị đang tích cực triển khai đồng bộ các biện pháp.
Theo đó, đã tổ chức lực lượng
đấu tranh phản bác thông tin xấu độc; kết nối hệ thống các trang web, blog,
fanpage để chia sẻ thông tin tích cực, bài viết đấu tranh phản bác. Huy động
lực lượng viết hàng nghìn tin, bài, comment, xây dựng hàng trăm video clip đăng
tải rộng rãi trên Internet, mạng xã hội để đấu tranh phản bác. Giám sát chặt
chẽ, kịp thời phát hiện thông tin xấu độc, âm mưu kêu gọi biểu tình chống phá
tại một số thời điểm; kịp thời cảnh báo, tham mưu, tổ chức phương án đấu tranh,
ngăn chặn, xử lý. “Trung tâm Xử lý tin giả Việt Nam thuộc Cục Phát
thanh, truyền hình và thông tin điện tử có nhiệm vụ tiếp nhận, phát hiện, thẩm
định, gắn nhãn tin giả, công bố thông tin xác thực, tin giả, tin sai sự thật
trên trang tingia.gov.vn; chủ động phát hiện các xu hướng thông tin có lượng
người chia sẻ, tương tác lớn để đánh giá, thẩm định, dán nhãn tin giả nếu có,
để cảnh báo người dân không chia sẻ; hướng dẫn cách nhận biết, phòng tránh, đối
phó với tin giả”.
Cần nâng cao ý thức cảnh giác của người dân để
không bị lôi kéo, tiếp tay cho các phần tử bất mãn, cơ hội chính trị chống phá
Đảng và Nhà nước - Các cơ quan quản lý Nhà nước cần đẩy mạnh việc
xây dựng, triển khai và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, sử dụng chứng minh thư nhân
dân điện tử để quản lý thông tin và người sử dụng trên Internet.
- Các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình Trung
ương, các địa phương, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần cung cấp
thông tin chính thống một cách đầy đủ, toàn diện, kịp thời cho người dân. Đồng
thời, cần tăng cường tuyên truyền pháp luật, cảnh báo các hành vi vi phạm pháp
luật; chỉ rõ những thủ đoạn, nội dung thông tin giả mạo, tính chất nguy hại của
nó đối với cá nhân và xã hội. Qua đó, giúp người dùng am hiểu pháp luật, tránh
những hành vi vi phạm cũng như nhận diện các thủ đoạn, nội dung thông tin giả
mạo, biết tự sàng lọc, tiếp nhận thông tin hữu ích, chính thống, “miễn dịch”
với những thông tin giả mạo làm nhiễu loạn môi trường xã hội. Ngoài ra, cần nắm
rõ chủ thể đăng tải. Nếu là những nick ảo, không chính danh và nội dung trang
có thái độ nhìn nhận không phù hợp với quan điểm chính thống thì cần loại bỏ.
Chúng ta cũng cần có kỹ năng về công nghệ – thông tin nhất định để chặn các nick
ảo, lọc, xóa, báo xấu…các thông tin xấu độc trên mạng xã hội để không cho các
thông tin đó lan truyền dễ dàng. Cần thận trọng khi bình luận, thích, chia sẻ
để tránh việc vô tình trở thành cầu nối giúp lan tỏa thông tin xấu độc. Mỗi
người cần có trách nhiệm lan tỏa những thông tin chính thống, chất lượng, chuẩn
mực. Đó là cách để nhân rộng những điều tốt, cổ vũ những mặt tích cực, góp phần
xây dựng xã hội an toàn, lành mạnh. Mặt khác, bản thân mỗi người cần tăng cường
trau dồi kiến thức, nhận thức đủ trình độ, năng lực để phân biệt, loại bỏ thông
tin xấu độc, có hại, có thái độ tích cực, không thờ ơ trong đấu tranh với thông
tin xấu độc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét