Vạch trần bộ mặt xấu xa của Nguyên Anh
Năm
mới 2024 vừa sang. Hòa chung với không khí đón năm mới của người dân trên toàn
thế giới, nhân dân Việt Nam đón năm 2024 với niềm hân hoan và khí thế mới.
Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ 2023 và năm mới 2024, người dân ở nhiều
địa phương trên cả nước hào hứng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc rực rỡ của pháo
hoa trên bầu trời và cùng ước nguyện về một năm mới tốt đẹp hơn. Nhân sự kiện
này, những kẻ có tư tưởng chống đối, thù địch lại tung ra nhiều chiêu trò mới
để xuyên tạc về tình hình đất nước, chống đối Đảng, Nhà nước ta. Điển hình như
bài viết Nước nghèo mà chảnh của Nguyên Anh đang được phát tán trên nhiều diễn
đàn phản động. Y cho rằng “chỉ
VN mới ăn tết hai lần,
làm cho năng
lực sản xuất xã hội yếu kém, đất nước nghèo nàn và sẽ còn nghèo nàn thêm mỗi
ngày”. Thật
trơ trẽn và nực cười!
Trước hết cần khẳng định Việt Nam đã và đang có
những thành tựu phát triển kinh tế đáng ghi nhận, không phải một quốc gia nghèo
nàn như lời xuyên tạc của Nguyên Anh. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quy
mô GDP theo giá hiện hành năm 2023 ước đạt 10.221,8 nghìn tỷ đồng, tương đương
430 tỷ USD. Với kết quả này, quy mô kinh tế của Việt Nam trong năm 2023 xếp thứ
34 theo bảng xếp hạng của Trung tâm dự báo, phân tích kinh tế độc lập của
Anh (CEBR). CEBR đã dự báo quy mô kinh tế của Việt Nam sẽ có bước nhảy vọt
trong 14 năm tới. Với bảng xếp hạng này, chắc hẳn sẽ còn nhiều quốc gia nghèo
nàn hơn Việt Nam rất nhiều! Về năng suất lao động, theo Viện nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương (CIEM), năng suất lao động của Việt Nam có những cải thiện
đáng kể trong 10 năm gần đây. Ở cấp độ tổng thể nền kinh tế, năng suất lao động
của Việt Nam đã tăng 2,5 lần, từ 70,3 triệu đồng/lao động năm 2011 lên 171,8
triệu đồng/lao động năm 2021; năm 2022 năng suất lao động đạt 188 triệu
đồng/lao động, tăng 15,2 triệu đồng/lao động so với năm 2021. Hiện nay, với
việc đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số, xã hội số, ứng dụng nhanh
chóng, hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, năng suất lao
động của Việt Nam sẽ có bước gia tăng đáng kể, bắt kịp với khu vực và thế giới.
Về kết quả giảm nghèo, theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2022
theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022- 2025, cả nước còn hơn 1,9 triệu hộ
nghèo và hộ cận nghèo đa chiều, chiếm 7,52%. So sánh với các nước phát triển sẽ
thấy rõ sự khác biệt. Tại Mỹ, theo các số liệu được Cục Điều tra dân số Mỹ công
bố ngày 12/9/2023, tỷ lệ nghèo đói ở Mỹ đã tăng lên mức 12,4% trong năm 2022,
cao nhất trong lịch sử. Ở châu Âu, tỷ lệ có nguy cơ nghèo đói trên tổng dân số
EU vào năm 2021 là 17%, chỉ 15% người dân cho biết họ tự tin và không cảm thấy
cần phải chú ý đến chi tiêu hàng ngày. Ở khu vực châu Phi, Mỹ la tinh, tỷ lệ
đói nghèo còn nghiêm trọng hơn nhiều. Những thông tin “nóng” ấy, sao Nguyên Anh
không chịu cập nhật? Phải chăng những mưu đồ và hành động chống phá đất nước đã
làm mờ mắt y! Thành tựu phát triển kinh tế của Việt Nam là đáng ngưỡng mộ, đất
nước đang “thay da đổi thịt” từng ngày, đời sống của người dân được nâng cao rõ
rệt; thực tiễn đó phủ nhận tất cả những luận điệu xuyên tạc của Nguyên Anh.
Cùng với sự phát triển kinh tế, các giá trị văn
hóa truyền thống luôn được chú trọng giữ gìn và phát huy, nhất là các nước
trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Quốc…. Đặc biệt, ngày 22/12, tại
trụ sở Liên hợp quốc, New York, Hoa Kỳ, Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua
nghị quyết lần đầu tiên công nhận Tết Nguyên đán (Lunar New Year) là ngày nghỉ
lễ hàng năm của Liên hợp quốc.
Với
Việt Nam, tết Nguyên Đán là Tết truyền thống lớn nhất của người Việt, thể hiện
sự gắn kết cộng đồng, gia tộc và gia đình. Cùng với tết truyền thống của dân
tộc, người dân Việt Nam cũng hân hoan đón Tết dương lịch cùng với bạn bè thế
giới. Đây là sự thể hiện rõ nét quan điểm của Việt Nam, luôn hòa nhập nhưng
không “hòa tan” trong cộng đồng quốc tế. Việt Nam luôn có bản sắc, vị thế riêng
mà không quốc gia nào có được. Xét về kinh tế, những dịp Tết còn là cơ hội
“kích cầu” mua sắm, đi lại, thúc đẩy việc giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ,
giúp cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển năng động, hiệu quả hơn.
Đồng thời, đây là hoạt động “tái sản xuất sức lao động”, tăng cường thể lực,
trí lực và tâm lực cho người lao động, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững
kinh tế – xã hội. Đã là người Việt, chung nguồn gốc “con Lạc, cháu Hồng” – ai
cũng nhận rõ điều hiển nhiên đó. Chỉ có những kẻ muốn tách mình ra khỏi cộng
đồng dân tộc như Nguyên Anh mới trơ trẽn rêu rao Việt Nam nghèo nàn thêm mỗi ngày vì ăn tết hai lần!
Những luận điệu trơ trẽn của Nguyên Anh không thể
xuyên tạc, bôi đen được thành tựu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Có
chăng, một lần nữa nó phản ánh rõ bộ mặt phản trắc, tâm địa xấu xa của kẻ chống
phá “chuyên nghiệp” Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Sự phát triển bền vững
của Việt Nam sẽ nhanh chóng cuốn trôi, phủ nhận những luận điệu ấy./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét