Những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2016 trở lại đây, những hình thức mới của chủ nghĩa dân tộc dân túy (Populist nationalism) đã trỗi dậy và trở thành mối đe dọa chính đối với trật tự, tự do quốc tế. Chưa bao giờ cụm từ “chủ nghĩa dân túy” lại được nhắc đến nhiều như vậy trên chính trường và báo chí thế giới, nhất là trong các dịp bầu cử, trưng cầu dân ý ở nhiều nước Âu, Mỹ.
Chủ
nghĩa dân túy thường được dùng để nói về những thủ đoạn chính trị mang tính mị
dân, đánh vào tâm lý của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo,
tranh thủ sự ủng hộ của dư luận và quần chúng nhân dân. Những biểu hiện dân túy
ở Việt Nam hiện nay thông qua phát ngôn, hành động của một số" cá nhân, tổ
chức tuy mới chỉ tồn tại với tính chất là nhận thức tư tưởng, chưa thành hệ thống
lý luận nhưng cũng rất nguy hiểm, bộc lộ nhiều tác hại, làm giảm sút lòng tin của
Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện
nay, Việt Nam đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
đó là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Tuy nhiên, trong thời
đại bùng nổ thông tin, mở cửa, hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực
của đời sống xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa; khi mà dân chủ được thực hiện
đầy đủ, nghiêm túc trong khi nhận thức về dân chủ của một bộ phận cán bộ, đảng
viên và Nhân dân còn hạn chế, thực hiện dân chủ hình thức hoặc lợi dụng dân chủ
để chia rẽ nội bộ; việc giải quyết một số vấn đề xã hội chưa hiệu quả, giảm
nghèo chưa bền vững, chênh lệch giàu, nghèo và bất bình đẳng có xu hướng gia
tăng thì những biểu hiện dân túy vẫn có cơ sở để xuất hiện.
Ở
Việt Nam, chủ nghĩa dân túy không có cơ sở kinh tế, chính trị-xã hội để tồn tại
dưới dạng “chủ nghĩa” mà chỉ xuất hiện với tính cách là quan điểm, tư tưởng nhỏ
lẻ, không thành hệ thống và biểu hiện ở những phát ngôn, hành động của một số
cá nhân, trong đó có cả cán bộ, đảng viên. Về nguyên nhân xuất hiện các phát
ngôn và hành động có tính dân túy, bên cạnh những tác động, ảnh hưởng từ bên
ngoài còn có các nguyên nhân chủ quan như: 4 nguy cơ đã được Đảng ta chỉ ra đến
nay vẫn còn tồn tại và có mặt gay gắt hơn. Tnh trạng tham nhũng, lãng phí, tiêu
cực cùng với sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và những bức xúc xã hội còn
diễn biến phức tạp. Trong khi đó, vai trò nêu gương về lời nói và hành động của
một số cán bộ, đảng viên chưa thường xuyên; nhận thức về dân chủ, về pháp luật
của một bộ phận nhân dân còn hạn chế đã dẫn đến việc thực hiện trên thực tế có
lúc, có nơi chưa hiệu quả, hoặc lẫn lộn giữa dân chủ và dân túy. Những bất cập
trong giải quyết một số vấn đề xã hội như xóa đói, giảm nghèo chưa bền vững, sự
chênh lệch giàu nghèo, bất bình đẳng xã hội có xu hướng gia tăng... cũng là những
điều kiện để các phát ngôn, hành động dân túy bột phát, nảy nở. Bên cạnh đó,
các thế lực phản động, cơ hội về chính trị luôn lợi dụng các vấn đề dân chủ,
nhân quyền... để xuyên tạc, chống phá đã làm cho một bộ phận cán bộ, đảng viên
và nhân dân hào hứng đón nhận các phát ngôn, hành động có tính dân túy. Sự trỗi
dậy của chủ nghĩa dân túy trong đời sống chính trị thế giới đương đại và những
biểu hiện dân túy ở Việt Nam đang tác động, ảnh hưởng nhất định đến nhận thức
tư tưỏng, hành vi chính trị của một bộ phận cán bộ, đảng viên và Nhân dân, tiềm
ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị.
Tình
hình đó đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nói chung, cán bộ,
chiến sĩ lực lượng vũ trang nói riêng cần nhận diện và cảnh giác với những biểu
hiện của chủ nghĩa dân túy trong đời sống chính trị Việt Nam. Phòng ngừa, đấu
tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở nước ta là một quá trình bển bỉ, dài
lâu, gắn bó mật thiết với công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng, là một phần rất
quan trọng của đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưỏng chính trị,
đạo đức, lối sống trong Đảng.
Để
phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn từ sớm, từ xa các biểu hiện dân túy ở Việt Nam
hiện nay, trước tiên cần làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục và làm cho chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh giữ vị trí thống trị trong đời sống
tinh thần của xã hội, tạo ra chất “miễn dịch” tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và
Nhân dân đối với những biểu hiện dân túy.
Toàn
Đảng, mỗi chi bộ, mỗi cán bộ, đảng viên cần kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; kiên
định mục tiêu đổi mới; giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đây là chỗ
dựa lý luận, là nền tảng tư tưởng để đấu tranh phòng, chống những biểu hiện của
chủ nghĩa dân túy.
Các tổ chức đảng và cán
bộ, đảng viên cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII,
XIII và Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Mỗi cán bộ, đảng
viên phải tự soi mình, tự sửa đổi lối làm việc, tuân thủ kỷ luật của Đảng, nói
và làm theo cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước,
góp phần bồi đắp niềm tin của Nhân dân về một Đảng cách mạng chân chính, ngoài
lợi ích của giai cấp, của Nhân dân và của dân tộc, Đảng không có lợi ích nào
khác.
Trong
quá trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, các bộ, ngành, tổ chức, lực lượng
và các cơ quan cần vận dụng sáng tạo nguyên tắc ứng xử Hồ Chí Minh “dĩ bất biến,
ứng vạn biến”, lấy độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội làm mục đích để lựa chọn
cách thức hành động phù hợp với tình hình thực
tiễn; không vì quá cảnh giác, đề phòng với chủ nghĩa dân túy mà chúng ta lại tự
cô lập, đứng ngoài xu thế
chung của thế giới, bỏ qua cơ hội. Song cũng không phải chỉ vì muốn mở rộng quan
hệ và tranh thủ thời cơ, về lợi ích trước mắt mà phải “làm theo đám đông”, chấp nhận, đánh đổi tất cả, đề
cho chủ nghĩa dân túy có điều kiện xầm nhập và nảy sinh ở Việt Nam.
Phòng
ngừa, đấu tranh ngăn chặn các biểu hiện dân túy ở Việt Nam hiện nay là trách
nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, các bộ, ngành và sự vào cuộc của
báo chí, truyền thông cùng sự tham gia tích cực của mỗi cán bộ, đảng viên và
Nhân dân. Sự thống nhất nhận thức và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn
quân phân đấu thực hiện mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh là sức mạnh nội sinh, bản thân nó có thể và đẩy lùi sự xâm nhập, ảnh hưởng
của chủ nghĩa dân túy đến đời sống chính trị ở nước ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét