Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã nhấn mạnh: “Từ sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy
hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch,
cơ hội, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc”.
Nhận định của Tổng Bí thư cho thấy, những điều trên có
tác động rất mạnh đến công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Do đó, cần phải đặt ra
những yêu cầu cao hơn nữa về tinh thần tự giác rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách
mạng của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Trong thời kỳ mới, Đảng cần phải có các
chuẩn mực đạo đức cách mạng mới và cần cụ thể hơn về chuẩn mực đạo đức cách
mạng để tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành
và mỗi cán bộ, đảng viên. Vì vậy, có thể khẳng định, Quy định 144 ra đời rất
kịp thời, phù hợp với giai đoạn mới và được cán bộ, đảng viên đón nhận.
Từ những nội dung trong Quy định 144 của Bộ Chính trị,
đã tiếp tục khẳng định nhất quán quan điểm của Đảng ta kiên quyết ngăn chặn,
đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận
cán bộ, đảng viên. Theo đó, mỗi cán bộ, đảng viên luôn phải tự rèn luyện phẩm
chất đạo đức một cách thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc mọi nơi, bất cứ trong
hoàn cảnh nào; đồng thời luôn nhớ lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một
dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn,
không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu
lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.
Trong nội dung Điều 3, Quy định 144 có đặt ra vấn đề
về danh dự và lòng tự trọng. Đây là câu nói mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã
nói rất nhiều từ hội nghị Trung ương đến các hội nghị lớn khác. Tổng Bí thư
nhấn mạnh: “Danh dự và lòng tự trọng là điều thiêng liêng, cao quý nhất”. Theo
đó, vấn đề đạo đức cách mạng của người cán bộ, đảng viên được đưa vào trong Quy
định 144 cụ thể và chi tiết hơn. Điều này có nghĩa là lúc nào người cán bộ,
đảng viên cũng phải tự soi xét mình. Bởi vì danh dự, lòng tự trọng là điều cao
quý nhất. Tất nhiên, có nhiều nội dung, công việc đặt danh dự, lòng tự trọng
lên cao nhưng đây là cao nhất, quý nhất thì trong Quy định này đã nhấn mạnh vấn
đề này để mọi cán bộ, đảng viên phải thấy điều đó. Có nghĩa là thấy danh dự của
mình, lòng tự trọng của mình là điều cao quý nhất. Cho nên mọi việc làm của
mình, mọi hành vi của mình, mọi phát ngôn của mình phải luôn luôn lấy điều đó
là tâm niệm và khắc sâu vào tâm trí của mình rằng lợi ích của quốc gia dân tộc
là trên hết, trước hết. Những điều này, tưởng là đơn giản nhưng ý nghĩa sâu sắc
và luôn luôn nhắc nhở, thôi thúc cán bộ, đảng viên trong mọi hành vi, cử chỉ,
mọi lời nói của mình làm thế nào cho tốt, có sức thuyết phục.
Lòng tự trọng và danh dự, khi đặt vào vị trí của người
cán bộ, đảng viên - những người là công bộc của dân, được Nhân dân nuôi nấng
thì chuẩn mực tự trọng và danh dự phải càng
được nâng cao. Nó như là nghĩa vụ, trọng trách không thể thiếu trong toàn bộ
hoạt động phục vụ Nhân dân. Có như thế mới làm tròn sứ mệnh “đầy tớ” theo đúng
nghĩa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét