Cần coi trọng giá trị cốt lõi của văn hóa trong công nghiệp văn hoá
Để “xây” và “chống” có hiệu quả, phải lấy vũ khí văn hóa đạo đức đẩy lùi mầm mống phản văn hóa, quét sạch chủ nghĩa cá nhân trong hoạt động văn hóa. Mục tiêu kinh tế của công nghiệp văn hoá(CNVH) không chỉ có việc nâng tầm, nâng chất lượng các yếu tố về nhân lực, vật chất, công nghệ… mà cần coi trọng giá trị cốt lõi của văn hóa. Cùng với đẩy mạnh công tác giáo dục lý luận chính trị, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong môi trường CNVH, cần phát huy vai trò của các tổ chức hội, đoàn, hiệp hội từ Trung ương đến địa phương trong quản lý, định hướng lao động nghề nghiệp của văn nghệ sĩ và doanh nghiệp. Để “xây” tốt thì phải ngăn ngừa mầm mống suy thoái ngay từ tư duy, ý tưởng sáng tạo, biểu diễn, phổ biến tác phẩm. Vai trò nòng cốt của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong các hội, đoàn, hiệp hội cần được đề cao để hội viên các ngành, các lĩnh vực có môi trường lao động, cống hiến lành mạnh, đúng định hướng của Đảng. Muốn CNVH phát triển bền vững, phải đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để có tác phẩm lớn. Tác phẩm lớn xứng tầm thời đại luôn được hình thành trên nền tảng truyền thống văn hóa, cốt cách dân tộc. Rời bỏ giá trị cốt lõi ấy, tác phẩm chỉ là sự vay mượn, lai căng, nó có thể gây sốt thị trường ở một lúc, một nơi nào đó, nhưng chắc chắn khó tránh khỏi “chết yểu”. Mà bản chất CNVH thì không thể nào chấp nhận những “cái chết” kiểu như vậy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét