Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

Lật tẩy âm mưu tách rời kinh tế với quốc phòng - an ninh

 


Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, thì sức mạnh chiến đấu của quân đội là sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó chính trị-tinh thần là yếu tố có vai trò quyết định. V.I.Lênin đã khẳng định: “Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của các quần chúng đang đổ máu trên chiến trường”, quan điểm người trước, súng sau,… Tức là quân đội luôn phải xem trọng nhiệm vụ chính trị, thay vì nhiệm vụ phát triển kinh tế đơn thuần.

Đảng ta luôn xác định: “Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hoá là nền tảng tinh thần, bảo đảm quốc phòng - an ninh là trọng yếu, thường xuyên”. Tức là, Đảng ta chủ trương phải kết hợp kinh tế với quốc phòng là vấn đề có tính quy luật. Vì vậy, tuyệt đối hoá phát triển kinh tế, chạy theo nhu cầu tăng trưởng thuần tuý, hạ thấp, xem nhẹ nhiệm vụ quốc phòng - an ninh hay cho rằng quân đội không nên làm kinh tế đều dẫn đến hậu quả khôn lường.

Đối với nước ta, kết hợp kinh tế với quốc phòng là sự kế tục quy luật “dựng nước đi đôi với giữ nước” trong lịch sử dân tộc. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định kết hợp kinh tế với quốc phòng là một chủ trương lớn, một phương thức hiệu quả nhất để xây dựng và bảo về Tổ quốc. Chủ trương đó đã và đang được hiện thực hoá và thực tiễn đã chứng minh, đây là chủ trương hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, hiện tại và trong tương lai, nếu tình huống buộc phải tiến hành chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc, chúng ta vẫn sẽ phải chiến đấu với vũ khí và trang bị có trình độ thấp hơn đối thủ rất nhiều. Vì vậy, việc xây dựng đường lối quốc phòng và an ninh một cách hợp lý ngay từ thời bình là cần thiết để có thể khai thác triệt để những điểm yếu và giới hạn những điểm mạnh của kẻ địch sử dụng vũ khí công nghệ cao.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét