Thời gian qua, với sự chung tay, đồng lòng của các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và đồng bào các tôn giáo, khối đại đoàn kết các tôn giáo ngày càng vững chắc, đi vào chiều sâu. Tại nhiều cộng đồng dân cư, đồng bào theo hay không theo các tôn giáo tích cực chung tay, phấn đấu để xây dựng quê hương, đất nước, giáo hội ngày càng giàu mạnh. Chính sự gắn kết trong khối đại đoàn kết các tôn giáo đã, đang góp phần tạo nên sức mạnh chung của toàn dân tộc, là động lực giúp đất nước vượt qua những khó khăn, thách thức để hội nhập và phát triển.
Thế nhưng, lạc
lõng và đứng ngoài những xu hướng nói trên, vẫn còn đó một bộ phận chức sắc,
tín đồ các tôn giáo vì những động cơ riêng và bị chi phối, điều khiển bởi những
thế lực xấu nên đã có những hành vi gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc,
tạo ra những xáo trộn, mâu thuẫn từ bên trong và làm tiền đề chống phá ở mức độ
cao hơn, nguy hiểm hơn. Từ lâu, các thế lực thù địch, phản động đã ra sức khai
thác, lợi dụng vấn đề tôn giáo hòng gây chia rẽ chính tôn giáo đó với nhà nước,
giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo hoặc giữa chính các tôn
giáo với nhau. Trong nhiều giai đoạn lịch sử, với đặc trưng là một quốc gia đa
tôn giáo, đất nước Việt Nam chúng ta đã bị các thế lực thù địch triệt để lợi
dụng từng sự việc cụ thể, bóp méo bản chất, đẩy sự việc thành cao trào hòng
khiến khối đại đoàn kết tôn giáo bị chia rẽ. Đây là thời cơ để các thế
lực thù địch mưu đồ gây bạo loạn lật đổ, “cách mạng màu” như đã diễn ra tại nhiều
nước. Nhận diện được vấn đề này, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn tại sao dù thời cuộc
đã khác nhưng chiêu bài “tự do tôn giáo” vẫn là tâm điểm, mũi nhọn của các thế
lực thù địch trong mục tiêu làm chia rẽ, làm suy yếu Việt Nam, gián tiếp ngăn
cản, làm chậm tiến trình xây dựng, phát triển đất nước.
Có thể nhận diện
các chiêu trò, thủ đoạn chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo trên những dạng thức
cụ thể sau:
Một là, chia rẽ các tôn giáo với nhau, bên
trong từng tôn giáo và giữa người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo
nhằm làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Trên thực tế,
nhiều ý kiến còn chủ quan cho rằng, việc các thế lực thù địch, phản động chia
rẽ các tôn giáo với nhau ít hoặc không tác động đến khối đoàn kết dân tộc,
không ảnh hưởng tới sức mạnh chung của đất nước, nhất là trong bối cảnh hiện
nay. Đây là một quan điểm sai lầm. Một dân tộc không thể nói là đoàn kết nếu
như các bộ phận cấu thành trong đó riêng rẽ, nghi kỵ, công kích, chống phá lẫn
nhau và một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng như Việt Nam thì điều đó càng phải
được nhận thức rõ. Bằng chứng là lịch sử dân tộc thời kỳ 1955 – 1975 cho thấy,
để bình định, thâu tóm miền Nam Việt Nam và phục vụ cho mưu đồ tấn công ra miền
Bắc, bằng những chiêu thức ngấm ngầm và công khai, chính quyền Việt Nam cộng
hòa khi đó, đặc biệt là dưới thời kỳ cai trị của Mỹ - Diệm đã sử dụng triệt để
chiêu bài chia rẽ, phân hóa các tôn giáo với nhau, giữa người theo và không
theo tôn giáo. Theo đó, Việt Nam cộng hòa đã chủ trương thúc đẩy, hình thành
tại các giáo phái (các tổ chức tôn giáo) khi đó như Cao Đài, Hòa Hảo (có những
lực lượng quân sự bên trong); sự xuất hiện, ra đời của cái gọi là “Quân đội Hòa
Hảo”, “Quân đội Cao Đài”, “Bình Xuyên” có căn nguyên từ đó.
Với thủ đoạn
này, chúng nhằm “một mũi tên trúng hai đích”: Vừa xuyên tạc, tố cáo chính
quyền, làm cho mối quan hệ giáo hội với chính quyền trở nên xấu đi, thậm chí
rơi vào bế tắc, đối kháng, vừa gây chia rẽ nhằm làm các tôn giáo đối lập, đối
đầu với nhau. Tại một số địa phương, một số chức sắc tôn giáo cực đoan đã công
khai so sánh về quỹ đất mà chính quyền cấp cho. Chúng tung ra luận điệu: “Tôn
giáo nào biết nghe lời, bị khuất phục thì tôn giáo đó muốn gì, đòi gì cũng được
và ngược lại”. Với thủ đoạn này, dù không trực diện nhưng về lâu dài, các đối
tượng mưu đồ làm cho bà con các tôn giáo tại cơ sở đối lập, mâu thuẫn với nhau.
Chúng xuyên tạc, thổi phồng các luận điệu rằng, chính quyền, Nhà nước Việt Nam
“hà khắc” với tôn giáo này, ưu ái tôn giáo kia trong sinh hoạt và giải quyết
các nhu cầu, nguyện vọng, nhất là về đất đai, xây dựng... Đồng thời lên án, chỉ
trích sự đồng hành của các tôn giáo đối với một vấn đề, sự vụ cụ thể, qua đó
khoét sâu làm cho giữa các tôn giáo với nhau và trong từng tôn giáo có sự phân
hóa sâu sắc về mặt đường hướng, thái độ và cách thức ứng xử.
Hai là, chia rẽ các tôn giáo với Đảng, Nhà
nước.
Với âm mưu làm
suy giảm tiềm lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, gây mất ổn định tình hình
ANTT, các thế lực thù địch, phản động đã sử dụng mọi phương thức, thủ đoạn,
trong đó có chiêu bài chia rẽ các tôn giáo với Đảng, Nhà nước. Chúng mưu đồ gây
nên những bất ổn từ bên trong, tiến tới những cuộc “cách mạng màu”, bạo loạn,
lật đổ. Chiêu trò, thủ đoạn chia rẽ các tôn giáo với Đảng, Nhà nước ta gần đây
diễn ra dưới các dạng thức sau:
Tìm cách gieo
rắc, thổi phồng mâu thuẫn, tranh chấp, qua đó tuyên truyền rằng, tôn giáo không
thể đồng hành với chế độ XHCN tại Việt Nam. Để thực hiện mưu đồ này, chúng cố
tình xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Chúng tuyên truyền, đánh
tráo khái niệm, tự cho rằng, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tuyệt đối và
không chịu bất cứ sự ràng buộc, chế tài xử phạt nào, kể cả khi xâm phạm quyền,
lợi ích của các chủ thể khác được pháp luật bảo hộ. Bịa đặt việc Đảng, Nhà
nước, chính quyền địa phương phân biệt đối xử, đàn áp tôn giáo. Thủ đoạn này
được thực hiện phổ biến từ giai đoạn năm 1995 trở đi, khi Việt Nam chính thức
bình thường hóa quan hệ với Mỹ và các hoạt động giao lưu, đối ngoại quốc tế
được mở rộng. Nhiều vụ việc đã được truyền thông quốc tế thù địch với Việt Nam
khai thác tối đa khiến dư luận quốc tế hiểu sai về tình hình tôn giáo, tự do
tôn giáo trong nước.
Ba là, song song với thủ đoạn tạo dựng sự đối
lập giữa Nhà nước và tổ chức tôn giáo, các thế lực thù địch, phản động cổ xúy,
hình tượng hóa những đối tượng cực đoan, chống đối trong tôn giáo.
Những đối tượng
này là mạng lưới, chân rết được các thế lực thù địch, phản động khoác lên những
ngôn từ mỹ miều rằng, “nhân tố đủ sức, đủ tầm để thiết lập nên một xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh, nơi quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng được thực hiện
đầy đủ, trọn vẹn nhất”. Sự tô vẽ có chủ đích từ mạng xã hội cùng sự hậu thuẫn
từ các đối tượng chống phá bên ngoài khiến nhiều đối tượng trong cuộc ngộ nhận
về vị trí của bản thân. Chúng xây dựng một thế lực để hòng đối trọng với Nhà
nước, phủ nhận vai trò lãnh đạo, quy tụ nhân dân của Đảng, Nhà nước ta.
Với sự giúp sức
của nhóm người Việt chống phá lưu vong từ bên ngoài, một số chức sắc cực đoan
dưới danh nghĩa bảo vệ môi trường đã khởi kiện chủ thể trực tiếp gây ô nhiễm và
đòi đền bù thiệt hại, họ vận động chính giới, nghị viện các nước châu Âu “cùng
đồng hành với bà con giáo dân” trong hành trình kiện công ty Formosa. Nhưng
thực chất là nhằm thổi phồng bản chất vụ việc, làm phức tạp vấn đề, tạo cớ để
các tổ chức dân chủ, nhân quyền, chính giới một số nước nhân sự việc nói trên
để ngợi ca, vinh danh, xướng tên một số chức sắc cực đoan trong các giải thưởng
có tính thường niên, đột xuất. Để đánh bóng tên tuổi, cổ súy, hình tượng hóa
một số chức sắc cực đoan, các thế lực thù địch, phản động đã hậu thuẫn cho các
đối tượng có thêm “thành tích”.
Từ những vấn đề
được chỉ ra có thể thấy, dù thời kỳ, giai đoạn lịch sử nào thì âm mưu, ý đồ gây
chia rẽ khối đại đoàn kết tôn giáo đều được các thế lực thù địch, phản động chú
trọng thực hiện. Việc nhận diện, lật tẩy những chiêu trò chống phá giúp quần
chúng nhân dân, dư luận xã hội thấy được tính chất nguy hiểm, phản động, từ đó
có những định hướng cụ thể, tránh bị các đối tượng dẫn dắt, lợi dụng, làm ảnh
hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và sự phát
triển đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét