“Có tài phải có đức. Có tài không có đức, tham ô hủ hóa có hại cho nước. Có đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa, không giúp ích gì được ai”.
————-
Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong Bài nói chuyện tại lớp đào tạo hướng dẫn viên các trại hè cấp 1, ngày 12 tháng 6 năm 1956. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội, miền Nam tiếp tục cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước với bao khó khăn, thử thách.
Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng đối với phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn của mỗi con người nói chung, người cán bộ, đảng viên của Đảng nói riêng và mối quan hệ biện chứng giữa các phẩm chất ấy. Đức và tài phải được giáo dục, rèn luyện để con người phát triển toàn diện, đủ điều kiện tham gia công tác và cống hiến cho cách mạng. Đức được coi là cái gốc của người cách mạng. Do đó, thiếu đức con người trở thành vô dụng, thiếu tài người ta làm việc gì cũng khó. Lời dạy ấy, chính là động lực mạnh mẽ thôi thúc mỗi cán bộ, đảng viên không ngừng phấn đấu vươn lên rèn đức, luyện tài, trở thành người cán bộ vừa hồng, vừa chuyên, góp công, góp sức cho sự nghiệp kiến thiết nước nhà, xây dựng miềm Bắc xã hội chủ nghĩa, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực và trong nước vừa có thuận lợi, vừa có khó khăn, thách thức đan xen; sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những yêu cầu mới. Lời dạy của Bác có giá trị thực tiễn sâu sắc; là tư tưởng chỉ đạo, phương châm hành động để xây dựng và phát triển toàn diện con người Việt Nam./.
St
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét