Lấy “chủ nghĩa cá nhân” làm ý thức hệ cơ bản, giai cấp tư sản cho
rằng, quyền con người là quyền tự nhiên, tuyệt đối, vốn có của cá nhân; quyền
của cá nhân là cái tự nhiên, bất khả nhượng. Họ chủ trương đặt lên hàng đầu
việc bảo vệ quyền con người của cá nhân khi cho rằng “trong xã hội tự do của
toàn thế giới, tất cả nhân dân đều có quyền thể hiện quan điểm chính trị cá nhân”.
Cả lý luận và thực tiễn đều bác bỏ việc tuyệt đối hóa quyền con người của cá
nhân, chỉ ra việc đặt quyền cá nhân lên trên quyền của tập thể, của cộng đồng,
của quốc gia - dân tộc là sai lầm, bởi vì:
Thứ nhất, nhấn mạnh quyền con người của cá nhân theo quan điểm của giai
cấp tư sản là quyền con người của số ít người. Quyền con người “lấy cá nhân làm
trung tâm” là sản phẩm của chế độ sở hữu tư bản tư nhân về tư liệu sản xuất,
liên quan mật thiết với chế độ kinh tế, chính trị của chủ nghĩa tư bản. Nó nhấn
mạnh giá trị cá nhân, quyền cá nhân và đặt lên hàng đầu lợi ích cá nhân. Quyền
con người của giai cấp tư sản chính là đặc quyền của thiểu số. Trên thực tế, ở
trong nước, quyền con người của giai cấp tư sản chính là sự tước đoạt đối với
quyền con người của đại đa số; còn trong quan hệ quốc tế, đó là sự can thiệp
một cách vô căn cứ vào chủ quyền, công việc nội bộ của nước khác.
Thứ hai, bảo vệ quyền con người của đại đa số người là ưu tiên số một của
quyền con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa. Quyền con người ở Việt Nam bao
gồm các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Bảo đảm để nhân
dân Việt Nam thụ hưởng rộng rãi, đầy đủ và toàn diện các quyền này là mục tiêu
cơ bản về vấn đề quyền con người ở Việt Nam. Ở Việt Nam, chủ thể thụ hưởng
quyền con người không phải là thiểu số, cũng không phải là một bộ phận người
thuộc giai cấp hay tầng lớp nào đó, mà là toàn thể nhân dân Việt Nam. Điều này
thể hiện tính công bằng của quyền con người ở Việt Nam, cũng là điểm cơ bản thể
hiện sự khác biệt quyền con người ở Việt Nam với quyền con người ở các nền dân
chủ đa nguyên phương Tây.
Thứ ba, chúng ta nhấn mạnh phát triển quyền con người của tập thể, quyền
cá nhân không được “đứng lên trên” quyền và lợi ích của tập thể, của cộng đồng
xã hội. Quyền cá nhân và quyền tập thể có mối quan hệ với nhau, không thể tách
rời, không có quyền con người của cá nhân thì không có quyền con người của tập
thể, quyền tập thể hay quyền con người của tập thể lại là cơ sở của tất cả
quyền con người của cá nhân, là điều kiện tiên quyết để cá nhân thụ hưởng tất
cả các quyền và tự do. Đúng như quan niệm cho rằng “nước mất thì nhà tan”.
Chúng ta vừa cần phải bảo vệ, tôn trọng quyền và tự do cá nhân, vừa phải tôn
trọng quyền của người khác, cũng như tôn trọng, bảo vệ lợi ích của quốc gia, xã
hội và tập thể. Không thể lấy danh nghĩa bảo vệ quyền con người của thiểu số mà
xâm hại đến quyền con người của đại đa số người, thậm chí gây tổn hại đến lợi
ích quốc gia; nhấn mạnh quyền con người của tập thể chính là để bảo vệ nhiều
hơn quyền con người của cá nhân.
Thứ tư, nhấn mạnh sự thống nhất giữa quyền và nghĩa vụ là một nguyên tắc
cơ bản của quyền con người ở Việt Nam. Quyền và nghĩa vụ không thể tách rời.
Điều 15, Hiến pháp Việt Nam năm 2013 chỉ rõ: “Quyền công dân không tách rời
nghĩa vụ công dân. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác. Công
dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội. Việc thực
hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân
tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác”(5). Bất kỳ
quyền và tự do nào cũng là tương đối, trên thế giới không có quyền và tự do
tuyệt đối mà không chịu sự hạn chế hay chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ.
Thứ năm, việc Nhà nước Việt Nam truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với một
số đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật không phải là “vi phạm nhân quyền”
như một số nước phương Tây quy chụp. Đây là sự thực thi quyền năng của Nhà nước
nhằm ngăn chặn các hành vi vi
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét