Cuối năm 2023, một số tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở nước ngoài lại đưa ra công bố, báo cáo xếp hạng các quốc gia về tự do, dân chủ, nhân quyền, trong đó có những cái nhìn lệch lạc, định kiến với Việt Nam. Một trong số đó là tổ chức CIVICUS Monitor.
CIVICUS Monitor là tên viết tắt của tổ chức
“Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân”, một tổ chức phi chính phủ có
trụ sở ở Johanesburg (Nam Phi). Vài năm trở lại đây, tổ chức này liên tục có
những nhận định, đánh giá sai lệch, phiến diện về vấn đề dân chủ, nhân quyền
nói chung, về đời sống xã hội ở Việt Nam nói riêng. Ngày 6/12/2023, tổ chức này
ra báo cáo “Sức mạnh nhân dân bị tấn công năm 2023” của 198 quốc gia và vùng
lãnh thổ, trong đó xuyên tạc ở Việt Nam “có không gian xã hội dân sự và quyền tự
do dân chủ bị đóng kín”!
CIVICUS vu cáo: “Tại Việt Nam, chính quyền đã
gây áp lực lên các nền tảng truyền thông xã hội”, “hơn 100 nhà bảo vệ nhân
quyền vẫn đang bị giam cầm, bị phân biệt đối xử trong trại giam”. Tổ chức này
bênh vực, đòi thả tự do cho số đối tượng vi phạm pháp luật Việt Nam khi có các
hành vi phạm tội tuyên truyền chống nhà nước, lợi dụng các quyền tự do dân chủ
như Trương Văn Dũng, Trần Văn Bang, Phan Sơn Tùng...; đưa ra luận điệu sai trái
khi cho rằng quyền tự do của người dân bị bóp nghẹt, bị chính quyền đàn áp. Qua
những luận điệu sai trái của CIVICUS cho thấy âm mưu, thủ đoạn của tổ chức này
như sau:
Một là, vu cáo Việt Nam quyền tự do dân chủ
“bị bịt kín” nhằm cổ súy ra đời các tổ chức đội lốt “xã hội dân sự” hoạt động
không đúng tôn chỉ mục đích; phủ nhận những thành tựu dân chủ, nhân quyền của
Việt Nam; hạ thấp vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Hai là, đưa ra những “yêu sách” đòi mở rộng
quyền tự do, dân chủ đứng ngoài pháp luật; đòi thực hiện chế độ đa đảng và thúc
đẩy ra đời các tổ chức chính trị đối lập với xu hướng thoát ly sự lãnh đạo của
Đảng, quản lý của Nhà nước, thực hiện mưu đồ triệt tiêu vai trò lãnh đạo của
Đảng, thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam.
Ba là, tìm cách kích động phản kháng, biểu
tình, bạo loạn lật đổ. Tác động, can thiệp vào vấn đề dân chủ, nhân quyền, coi
đó như động lực để thúc đẩy sự phát triển của “xã hội dân sự” trá hình.
Bốn là, tán dương cho những người núp bóng
“bất đồng chính kiến”, “phản biện xã hội” trong nước hoạt động theo khuynh hướng
độc lập, trái pháp luật, chống phá Đảng, Nhà nước.
Như vậy, với những âm mưu, thủ đoạn trên cho
thấy CIVICUS đã và đang cổ súy cho hành vi sai trái, thúc đẩy sự ra đời các lực
lượng, tổ chức chính trị đối lập, hướng lái đến một mô hình “xã hội dân sự độc
lập về chính trị” kiểu phương Tây, làm suy yếu sự quản lý của Nhà nước, xóa bỏ
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi quy kết không gian dân sự ở
Việt Nam “bị thu hẹp”, “bị bịt kín”, cho thấy CIVICUS đã thể hiện rõ định kiến
với Việt Nam. Tổ chức này không có bất cứ hoạt động khảo nghiệm tại Việt Nam,
những thông tin mà CIVICUS có được đều lấy từ những tổ chức phản động, thù địch
với Việt Nam. Vì thế những đánh giá trong báo cáo đã được công bố đều là phiến
diện, sai trái.
Trước
bối cảnh tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp nhưng Việt Nam vẫn là
điểm đến của hòa bình, đoàn kết, hữu nghị. Các nước lớn đều xem Việt Nam là đối
tác quan trọng, trong đó chỉ tính năm 2023, Việt Nam đã nâng cấp quan hệ lên
đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, Nhật Bản. Lãnh đạo các quốc gia khi
đến Việt Nam đều ấn tượng, đánh giá cao sự phát triển của Việt Nam trên các
lĩnh vực đời sống xã hội. Những đóng góp của Việt Nam trong công tác nhân
quyền, cho hòa bình thế giới đã được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Việt Nam
đã gửi đi những thông điệp với bạn bè quốc tế là đất nước thanh bình, biểu
tượng của đấu tranh, bảo vệ, thực thi quyền con người, quyền công dân, là điểm
đến đầu tư lý tưởng cho các đối tác kinh tế.
Một đất
nước như vậy, không thể bị bóp méo, không thể xuyên tạc là quyền tự do “bị đóng
kín”, “bóp nghẹt” như luận điệu của CIVICUS. Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam
sẵn sàng trao đổi, chia sẻ với tất cả các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ trên tinh thần xây dựng, cởi mở, hợp tác để cùng nhau phát triển.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét