TINH THẦN THƯỢNG TÔN PHÁP LUẬT LÀ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC
Vừa qua trên trang mạng “Baotiengdan”, bút danh Đỗ Kim Thêm đăng bài “Chỉ số thượng tôn pháp luật năm 2023 của Việt Nam” ám chỉ, tiên đoán vô căn cứ cho rằng “hệ thống pháp quyền của Việt Nam sẽ ngày càng tồi tệ hơn”…Thực tế cho thấy, chính những kẻ nhân danh công lý, các nhà gọi là bảo vệ nhân quyền kia… đang ráo riết xuyên tạc, vu khống Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền lại đang thực hiện những hành động can thiệp thô bạo vào vấn đề nội bộ, xâm phạm các quyền tự chủ, tự quyết của Việt Nam, cản trở tiến trình phát triển và “thượng tôn pháp luật” vì mục tiêu đem lại cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc, dân chủ, công bằng, văn minh cho người dân Việt Nam. Thực chất là lợi dụng dân chủ, nhân quyền để xuyên tạc, hành động chống phá cách mạng Việt Nam, vi phạm pháp luật, đi ngược lại lợi ích, quyền lợi chính đáng của nhân dân.
Phải khẳng định rằng, ở Việt Nam hiện nay: bảo đảm dân chủ, bảo vệ nhân quyền luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước Việt Nam coi trọng trong suốt quá trình lãnh đạo công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tôn trọng, bảo đảm dân chủ, bảo vệ nhân quyền, tự do tôn giáo trong phạm vi “phép nước”; tinh thần “Thượng tôn pháp luật” không phải chỉ là những khẩu hiệu, những lời tuyên bố mà chính là đặc trưng, bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của chế độ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phù hợp với Luật pháp quốc tế, với Hiến pháp Việt Nam. Bằng chứng là từ năm 2016 đến nay chỉ số thượng tôn pháp luật của Việt Nam từ hạng 67 thăng hạng lên 87 là thăng lên 20 bậc so với 142 nước do tổ chức World Justice Project (WJP) công bố, là nước có sự thăng hạng nhanh nhất ở các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Đảng, Nhà nước và toàn thể nhân dân Việt Nam đang nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp, dân chủ, tiến bộ, văn minh: “Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân”, nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, luôn xuất phát từ cuộc sống, nguyện vọng, quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, lấy hạnh phúc, ấm no của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Để bảo đảm và giữ vững bản chất dân chủ ưu việt, tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn xác định phải coi trọng việc bảo vệ dân chủ, nhân quyền, bảo đảm tốt nhất mọi quyền lợi của nhân dân, hơn thế, không chỉ cần mà còn phải luôn “tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân”, “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân”, để nhân dân tham gia quyết định những vấn đề lớn của đất nước theo phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng". Sẵn sàng xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, vi phạm pháp luật làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân. Mọi nỗ lực, cố gắng không ngừng của Đảng và Nhà nước nhằm mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hiến pháp cũng khẳng định rõ: Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước đều hướng tới ghi nhận và bảo đảm, bảo vệ ngày càng tốt hơn, đầy đủ hơn các quyền của mọi người dân.
Thượng tôn pháp luật, đó là vấn đề cơ bản, tất yếu của mỗi quốc gia. Một đất nước khi mà nền pháp chế được tuân thủ nghiêm minh, mọi thành viên trong xã hội đều tuân thủ luật pháp, trên cơ sở hiểu đúng và làm đúng pháp luật cũng chính là tự bảo đảm quyền tự do, dân chủ của mình; không có xã hội nào lại có cái quyền tự do tuyệt đối hay tự do vô chính phủ. Thượng tôn pháp luật là đòi hỏi, là tiêu chí của một chế độ dân chủ, văn minh mà ở Việt Nam chính là tuân thủ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo đảm hệ thống pháp luật luôn mang bản chất của dân, do dân và vì dân. Mọi công dân, tổ chức và cá nhân sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam đều phải hiểu và tuân thủ pháp luật của Việt Nam, bất cứ ai vi phạm pháp luật đều phải chịu chế tài xử lý của luật pháp, không phân biệt đẳng cấp, vị trí, không có vùng cấm, không có ai được phép đứng ngoài luật pháp.
Những năm qua, cứ mỗi lần có những công dân, hoặc những kẻ lợi dụng xem thường luật pháp, sau nhiều lần giáo dục, cảnh báo, răn đe nhằm giúp họ nhận thức đúng và dừng ngay những hành vi vi phạm luật pháp, song họ vẫn cố tình vi phạm luật pháp, vi phạm vào Điều 117 Bộ luật hình sự Việt Nam “Tội làm, tàng trữ, tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và Điều 331 Bộ luật hình sự Việt Nam về “Tội lợi dụng các quyền tự do, dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và xử lý nghiêm.
Do vậy, mọi sự phản đối đòi bác bỏ một số điều của luật pháp Việt Nam đều là sự thiển cận và không có cơ sở. Những luận điệu xuyên tạc, vu khống về tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam là những lời nói bôi nhọ, vu cáo Đảng, Nhà nước, khích động tư tưởng chống phá, gây mất ổn định chính trị, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cuộc sống lao động và lợi ích của nhân dân. Những luận điệu đó được phát ra từ những kẻ cơ hội chính trị, phản động, luôn lợi dụng dân chủ, nhân quyền, tôn giáo để chống phá nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và nhân dân Việt Nam phải được nghiêm trị theo đúng pháp luật, để luật pháp của Việt Nam luôn phải được “Thượng tôn”./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét