Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2024

THƯỚC ĐO CỦA NGƯỜI LÀM BÁO

 Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa nhận là những tác phẩm chứa đựng hàm lượng thông tin có giá trị. Kết tinh trong hàm lượng thông tin ấy phải kể đến tính chính xác, tin cậy, hấp dẫn, kịp thời, có hiệu quả và hiệu ứng xã hội cao, đặc biệt trong đó, phải đặt lên hàng đầu về tính trung thực.

Trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách, giúp con người được tin cậy. Đối với người làm báo cách mạng, trung thực là phẩm chất hàng đầu, từ đó, xác định trách nhiệm và thực hiện tốt yêu cầu, tôn chỉ, mục đích. Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động, nói và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân; thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn, giữa nguyên lí đạo đức và thực hành đạo đức.

Đối với người làm báo, trước hết, tự bản thân phải khẳng định, trung thực là một trong những phẩm chất hàng đầu. Trung thực - khẳng định lòng tự trọng, nhân cách, bản lĩnh của người làm báo. Trung thực là cội rễ của lòng dũng cảm, của tinh thần đấu tranh chống lại sai trái, tiêu cực, ủng hộ cái tiến bộ, tích cực, nêu gương những người tốt, việc tốt, “phò chính, trừ tà”. Lòng trung thực sẽ nhân lên phẩm chất đáng quý ở người làm báo, đó là tinh thần hăng hái lao động, nhiệt thành cống hiến, thể hiện niềm đam mê với nghề, hay nói cách khác, đó là đam mê khai thác thực tiễn sinh động, nhiều góc khuất trong đời sống và mổ xẻ nó dưới nhãn quan tôn trọng sự thực. Một nhà báo trung thực là người dám nói thẳng sự thật trên cơ sở lí luận dẫn đường, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng lập trường, năng lực, bản lĩnh chính trị và quan điểm tư tưởng - thẩm mĩ trong dụng ngôn của người cầm bút đến với thực tiễn đời sống xã hội.

Tính trung thực của nhà báo chân chính phải đặt lên hàng đầu bản lĩnh chính trị. Bản chất chính trị là sự thể hiện và khẳng định rõ chức năng lãnh đạo và vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước; sự ổn định và phát triển của đất nước. Hoạt động báo chí cần một đội ngũ nhà báo có bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp. Chính trị là hồn, cốt, động lực, là mục tiêu của hoạt động báo chí và hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí. Sức mạnh của báo chí, cái hay của báo chí khởi nguồn từ việc nắm bắt thông tin các sự kiện, vấn đề nảy sinh trong đời sống tuân theo quy luật khách quan của mọi sự vận động, tuân theo các quy luật chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra. Vì vậy, tác phẩm báo chí phải hàm chứa lượng thông tin về các sự kiện, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách trung thực, trọn vẹn, kịp thời, đảm bảo sự khách quan, đúng bản chất, mang lại lợi ích thiết thực cho công chúng. Cái hay của báo chí không phải chỉ là hương, hoa, ý tưởng trầm sâu như cái hay của văn chương, nghệ thuật, mà đó chính là sự tác động trực tiếp về nội dung tư tưởng tạo ra sự lan toả thông tin mang lại hiệu quả cao trong xã hội. Một tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng có nội dung tư tưởng định hướng tốt, hình thức thể hiện phù hợp. Vì vậy, khi đặt bút viết phải luôn tự nhắc mình: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì và viết như thế nào?”. Những câu hỏi đó sẽ giúp người cầm bút lựa chọn văn phong, ngôn ngữ phù hợp với đối tượng, làm cho người đọc thông tin dễ hiểu, dễ đọc. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ cái hay về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện của một tác phẩm báo chí của công chúng.

Trung thực đối với nhà báo còn thể hiện sự lắng nghe, phản ánh tiếng nói và khát vọng của người dân. Thực tiễn là thước đo chân lí, bởi vậy, tiếp cận thật sâu sắc, tỉ mỉ về thực tiễn làm nên tính chân thực của lí luận. Đó không chỉ là trung thực với lương tâm mà còn là trách nhiệm góp phần cải tạo xã hội. Tính trung thực và trách nhiệm của nhà báo được thực tiễn sinh động từ cuộc sống, nhu cầu, hạnh phúc của nhân dân kiểm nghiệm. Một tác phẩm báo chí hay phải là tác phẩm phát hiện được các giá trị thông tin mới phù hợp nhu cầu của số đông độc giả. Các giá trị thông tin mới đó giúp cho công chúng nắm bắt kịp thời bản chất sự kiện để có những phản ứng một cách tích cực. Phản ứng là một quá trình tiếp nhận, xử lý, hiện thực hoá các giá trị thông tin của tác phẩm báo chí trong cuộc sống bằng những việc làm cụ thể như: học tập, vận dụng những phương pháp, cách làm mới, đồng thời tránh được những khuyết điểm, sai lầm trong tư duy và cách làm cũ kỹ, lạc hậu. Thước đo giá trị hiện thực hoá phụ thuộc hàm lượng sự thật và sự đúng đắn mang tính bản chất của tác phẩm báo chí tác động vào đời sống, làm thay đổi hành vi, cách nghĩ của con người trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đó chính là tính hiệu quả của tác phẩm báo chí. Một tác phẩm báo chí hay là một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao. Đồng thời một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao cũng là một tác phẩm báo chí hay. Người làm báo nếu không trung thực, sẽ bị chính thực tiễn cuộc sống đào thải. Điều này đã được thực tiễn chỉ rõ, những bài báo không trung thực, buông thả ngòi bút chạy theo thị hiếu, lợi nhuận cá nhân, cố tình giật thông tin, câu khách… sẽ trở thành hiệu ứng tức thời nhưng hậu quả của nó đã và đang trở thành “nấm độc”, tác động xấu đến thị hiếu người đọc, không chỉ tạo nên một xu hướng thiên lệch hệ giá trị trong xã hội mà còn bị chính xã hội đào thải. Vì vậy, tính trung thực của mỗi tác phẩm báo chí luôn là thức đo đầu tiên của người cầm bút mọi thời đại.

Trung thực trở thành thước đo của nhà báo cách mạng ở mọi thời đại. Trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đội ngũ nhà báo cách mạng nước ta đã thể hiện rõ nét phẩm chất của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Tinh thần, phẩm chất ấy cần được phát huy trong bối cảnh hiện nay, khi mà đất nước đang tiến hành hội nhập sâu rộng với quốc tế trên nhiều lĩnh vực, các lực lượng phản động, chống phá cách mạng luôn tìm cách chống phá cách mạng nước ta, hòng lật đổ chế độ, đòi đa nguyên, đa đảng, thực hiện các âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ... Từ yêu cầu bức thiết của cách mạng giai đoạn mới đặt ra, tính trung thực của nhà báo cách mạng luôn quán triệt sâu sắc lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng ta, các bài học kinh nghiệm của lịch sử, chân lí của thời đại làm nền tảng tư tưởng, nội dung cốt lõi để phản ánh thực tiễn khách quan. Các nhà báo phải thể hiện sự kiên trung trong tư tưởng, sắc bén trong lập luận, đập tan các luận điệu sai trái, âm mưu chia rẽ nội bộ, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ. Tinh thần đấu tranh ấy chính là thể hiện sự trung thực và trách nhiệm với lí tưởng mà các thế hệ đi trước chiến đấu hy sinh để có một đất nước Việt Nam giàu mạnh như hôm nay. Đối với mỗi nhà báo, phải luôn tự răn mình, đặt cho mình trọng trách, nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với Đảng, lợi ích của dân tộc, nhân dân. Mỗi con chữ, nội dung được viết ra từ đầu ngọn bút của mình (dù phải hy sinh) phải phản ánh đúng hơi thở cuộc sống, tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, hướng đến hệ giá trị cao cả chân - thiện - mỹ.

Trong bối cảnh hiện nay, khi truyền thông đa phương tiện phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều kênh truyền tin, hơn lúc nào hết, tính trung thực và trách nhiệm của người làm báo càng phải được đề cao. Không chỉ trung thực với thực tiễn, với chính mình, nhà báo còn phải tự gánh vác trách nhiệm đối với xã hội, nhất là trong việc định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, bảo vệ cái đúng, cái đẹp - cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Để có sự trung thực, người làm báo phải xả thân, lăn lộn, say mê tìm hiểu đa chiều từ cuộc sống muôn màu, nhất là những góc khuất trong đời sống dân sinh để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” và triệt để thực hiện "7 dám". Với ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nhà báo phải tìm hiểu, khơi thông những điểm nghẽn ở cơ sở, nhất là việc tiếp cận các chủ trương của cấp trên trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần quan trọng đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn đời sống. Không chỉ chú trọng những thông tin hay, nhà báo còn cần chú trọng viết những bài viết đẹp, sâu sắc và thuyết phục. Đó là một cách để đội ngũ nhà báo góp một phần công sức của mình vào giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" và sứ mệnh của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá với khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.

 

Một tác phẩm báo chí độc đáo, mới mẻ, hoàn chỉnh và được xã hội thừa nhận là những tác phẩm chứa đựng hàm lượng thông tin có giá trị. Kết tinh trong hàm lượng thông tin ấy phải kể đến tính chính xác, tin cậy, hấp dẫn, kịp thời, có hiệu quả và hiệu ứng xã hội cao, đặc biệt trong đó, phải đặt lên hàng đầu về tính trung thực.

Trung thực là một trong những phẩm chất quan trọng nhất, tạo nên định hướng giá trị nhân cách, giúp con người được tin cậy. Đối với người làm báo cách mạng, trung thực là phẩm chất hàng đầu, từ đó, xác định trách nhiệm và thực hiện tốt yêu cầu, tôn chỉ, mục đích. Trung thực là thành thực với chính mình, với mọi người, với công việc; luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức, chân thật trong từng lời nói và hành động, nói và làm đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, chống chủ nghĩa cá nhân; thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa lí luận và thực tiễn, giữa nguyên lí đạo đức và thực hành đạo đức.

Đối với người làm báo, trước hết, tự bản thân phải khẳng định, trung thực là một trong những phẩm chất hàng đầu. Trung thực - khẳng định lòng tự trọng, nhân cách, bản lĩnh của người làm báo. Trung thực là cội rễ của lòng dũng cảm, của tinh thần đấu tranh chống lại sai trái, tiêu cực, ủng hộ cái tiến bộ, tích cực, nêu gương những người tốt, việc tốt, “phò chính, trừ tà”. Lòng trung thực sẽ nhân lên phẩm chất đáng quý ở người làm báo, đó là tinh thần hăng hái lao động, nhiệt thành cống hiến, thể hiện niềm đam mê với nghề, hay nói cách khác, đó là đam mê khai thác thực tiễn sinh động, nhiều góc khuất trong đời sống và mổ xẻ nó dưới nhãn quan tôn trọng sự thực. Một nhà báo trung thực là người dám nói thẳng sự thật trên cơ sở lí luận dẫn đường, cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước bằng lập trường, năng lực, bản lĩnh chính trị và quan điểm tư tưởng - thẩm mĩ trong dụng ngôn của người cầm bút đến với thực tiễn đời sống xã hội.

Tính trung thực của nhà báo chân chính phải đặt lên hàng đầu bản lĩnh chính trị. Bản chất chính trị là sự thể hiện và khẳng định rõ chức năng lãnh đạo và vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam; chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước; sự ổn định và phát triển của đất nước. Hoạt động báo chí cần một đội ngũ nhà báo có bản lĩnh chính trị, nghề nghiệp. Chính trị là hồn, cốt, động lực, là mục tiêu của hoạt động báo chí và hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí. Sức mạnh của báo chí, cái hay của báo chí khởi nguồn từ việc nắm bắt thông tin các sự kiện, vấn đề nảy sinh trong đời sống tuân theo quy luật khách quan của mọi sự vận động, tuân theo các quy luật chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chỉ ra. Vì vậy, tác phẩm báo chí phải hàm chứa lượng thông tin về các sự kiện, các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống một cách trung thực, trọn vẹn, kịp thời, đảm bảo sự khách quan, đúng bản chất, mang lại lợi ích thiết thực cho công chúng. Cái hay của báo chí không phải chỉ là hương, hoa, ý tưởng trầm sâu như cái hay của văn chương, nghệ thuật, mà đó chính là sự tác động trực tiếp về nội dung tư tưởng tạo ra sự lan toả thông tin mang lại hiệu quả cao trong xã hội. Một tác phẩm báo chí hay bao giờ cũng có nội dung tư tưởng định hướng tốt, hình thức thể hiện phù hợp. Vì vậy, khi đặt bút viết phải luôn tự nhắc mình: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì và viết như thế nào?”. Những câu hỏi đó sẽ giúp người cầm bút lựa chọn văn phong, ngôn ngữ phù hợp với đối tượng, làm cho người đọc thông tin dễ hiểu, dễ đọc. Điều này sẽ đáp ứng nhu cầu tiếp nhận, hưởng thụ cái hay về nội dung tư tưởng và hình thức thể hiện của một tác phẩm báo chí của công chúng.

Trung thực đối với nhà báo còn thể hiện sự lắng nghe, phản ánh tiếng nói và khát vọng của người dân. Thực tiễn là thước đo chân lí, bởi vậy, tiếp cận thật sâu sắc, tỉ mỉ về thực tiễn làm nên tính chân thực của lí luận. Đó không chỉ là trung thực với lương tâm mà còn là trách nhiệm góp phần cải tạo xã hội. Tính trung thực và trách nhiệm của nhà báo được thực tiễn sinh động từ cuộc sống, nhu cầu, hạnh phúc của nhân dân kiểm nghiệm. Một tác phẩm báo chí hay phải là tác phẩm phát hiện được các giá trị thông tin mới phù hợp nhu cầu của số đông độc giả. Các giá trị thông tin mới đó giúp cho công chúng nắm bắt kịp thời bản chất sự kiện để có những phản ứng một cách tích cực. Phản ứng là một quá trình tiếp nhận, xử lý, hiện thực hoá các giá trị thông tin của tác phẩm báo chí trong cuộc sống bằng những việc làm cụ thể như: học tập, vận dụng những phương pháp, cách làm mới, đồng thời tránh được những khuyết điểm, sai lầm trong tư duy và cách làm cũ kỹ, lạc hậu. Thước đo giá trị hiện thực hoá phụ thuộc hàm lượng sự thật và sự đúng đắn mang tính bản chất của tác phẩm báo chí tác động vào đời sống, làm thay đổi hành vi, cách nghĩ của con người trong các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Đó chính là tính hiệu quả của tác phẩm báo chí. Một tác phẩm báo chí hay là một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao. Đồng thời một tác phẩm báo chí có hiệu quả xã hội cao cũng là một tác phẩm báo chí hay. Người làm báo nếu không trung thực, sẽ bị chính thực tiễn cuộc sống đào thải. Điều này đã được thực tiễn chỉ rõ, những bài báo không trung thực, buông thả ngòi bút chạy theo thị hiếu, lợi nhuận cá nhân, cố tình giật thông tin, câu khách… sẽ trở thành hiệu ứng tức thời nhưng hậu quả của nó đã và đang trở thành “nấm độc”, tác động xấu đến thị hiếu người đọc, không chỉ tạo nên một xu hướng thiên lệch hệ giá trị trong xã hội mà còn bị chính xã hội đào thải. Vì vậy, tính trung thực của mỗi tác phẩm báo chí luôn là thức đo đầu tiên của người cầm bút mọi thời đại.

Trung thực trở thành thước đo của nhà báo cách mạng ở mọi thời đại. Trong thời kỳ chống giặc ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đội ngũ nhà báo cách mạng nước ta đã thể hiện rõ nét phẩm chất của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng - văn hóa. Tinh thần, phẩm chất ấy cần được phát huy trong bối cảnh hiện nay, khi mà đất nước đang tiến hành hội nhập sâu rộng với quốc tế trên nhiều lĩnh vực, các lực lượng phản động, chống phá cách mạng luôn tìm cách chống phá cách mạng nước ta, hòng lật đổ chế độ, đòi đa nguyên, đa đảng, thực hiện các âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ... Từ yêu cầu bức thiết của cách mạng giai đoạn mới đặt ra, tính trung thực của nhà báo cách mạng luôn quán triệt sâu sắc lí luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng ta, các bài học kinh nghiệm của lịch sử, chân lí của thời đại làm nền tảng tư tưởng, nội dung cốt lõi để phản ánh thực tiễn khách quan. Các nhà báo phải thể hiện sự kiên trung trong tư tưởng, sắc bén trong lập luận, đập tan các luận điệu sai trái, âm mưu chia rẽ nội bộ, nói xấu Đảng, nói xấu chế độ. Tinh thần đấu tranh ấy chính là thể hiện sự trung thực và trách nhiệm với lí tưởng mà các thế hệ đi trước chiến đấu hy sinh để có một đất nước Việt Nam giàu mạnh như hôm nay. Đối với mỗi nhà báo, phải luôn tự răn mình, đặt cho mình trọng trách, nghĩa vụ trung thành tuyệt đối với Đảng, lợi ích của dân tộc, nhân dân. Mỗi con chữ, nội dung được viết ra từ đầu ngọn bút của mình (dù phải hy sinh) phải phản ánh đúng hơi thở cuộc sống, tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, hướng đến hệ giá trị cao cả chân - thiện - mỹ.

Trong bối cảnh hiện nay, khi truyền thông đa phương tiện phát triển mạnh mẽ, xuất hiện nhiều kênh truyền tin, hơn lúc nào hết, tính trung thực và trách nhiệm của người làm báo càng phải được đề cao. Không chỉ trung thực với thực tiễn, với chính mình, nhà báo còn phải tự gánh vác trách nhiệm đối với xã hội, nhất là trong việc định hướng tư tưởng, dư luận xã hội, bảo vệ cái đúng, cái đẹp - cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân. Để có sự trung thực, người làm báo phải xả thân, lăn lộn, say mê tìm hiểu đa chiều từ cuộc sống muôn màu, nhất là những góc khuất trong đời sống dân sinh để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” và triệt để thực hiện "7 dám". Với ý thức trách nhiệm của người cầm bút, nhà báo phải tìm hiểu, khơi thông những điểm nghẽn ở cơ sở, nhất là việc tiếp cận các chủ trương của cấp trên trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, góp phần quan trọng đưa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đi vào thực tiễn đời sống. Không chỉ chú trọng những thông tin hay, nhà báo còn cần chú trọng viết những bài viết đẹp, sâu sắc và thuyết phục. Đó là một cách để đội ngũ nhà báo góp một phần công sức của mình vào giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần vào thực hiện thắng lợi các mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" và sứ mệnh của người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá với khát vọng Việt Nam hùng cường thịnh vượng.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét