Thứ Năm, 20 tháng 6, 2024

TỔ CHỨC VIỆT TÂN XUYÊN TẠC, XÚI DỤC KÍCH ĐỘNG CHIA RẼ TÌNH ĐOÀN KẾT VIỆT NAM - CAM-PU-CHIA

 Những ngày gần đây, Trên trang facebook Việt Tân liên tục đăng tải hình ảnh, thông tin tiêu cực việc phía Cam-pu-chia triển khai dự án Kênh đào Phù Nam Techo. Với những luận điệu nhằm xuyên tạc bóp méo xúi dục, kích động chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Cam-pu-chia.

Cam-pu-chia triển khai dự án Kênh đào đào Phù nam Techo là vấn đề nhạy cảm dễ tác động đến tâm lý và nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân. Các thế lực thù địch trong và ngoài nước đã không bỏ lỡ cơ hội lợi dụng vấn đề nhạy cảm này để kích động, xúi dục cộng đồng mạng, người dân phản đối tiêu cực, từ đó chia rẽ mối quan hệ đoàn kết giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Cam-pu-chia; để từ đó hướng lái dư luận theo chiều hướng tiêu cực. Để nhận thức đúng, mỗi chúng ta cần hiểu rõ vấn đề như sau:

Vấn đề thứ nhất, chúng ta phải khẳng định việc tổ chức Việt Tân rêu rao tuyên truyền: “Chính quyền Việt Nam không có động thái ngăn chặn mà ủng hộ Cam-pu-chia triển khai dự án Kênh đào Phù nam Techo” là luận điệu mang tính chất chụp mũ, vu khống, đánh lừa cộng đồng mạng nhằm gây chia rẽ đoàn kết. Về quan điểm, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn ủng hộ Cam-pu-chia phát triển kinh tế, xây dựng đất nước thịnh vượng và đó là điều hoàn toàn chính đáng. Thực tế, Cam-pu-chia xây dựng kênh đào trên lãnh thổ của Cam-pu-chia, chứ không xây dựng trên đất nước ta; do đó Việt Nam không có quyền ngăn chặn việc đó; ngược lại, nếu Việt Nam xây kênh đào trên lãnh thổ của Ta, phía nước bạn cũng không có quyền ngăn chặn. Từ khi Cam-pu-chia triển khai dự án Kênh đào Phù Nam Techo, phía Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng của Việt Nam đã có những hoạt động triển khai đồng bộ, phối hợp với nước bạn trong vấn đề phân tích, đánh giá những yếu tố tác động, ảnh hưởng về môi trường, nguồn nước và về quốc phòng - an ninh. Chúng ta đều biết, nếu nước bạn quyết tâm thực hiện bằng được dự án Kênh đào Phù Nam Techo thì sẽ tác động trực tiếp và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, chúng ta không thể ngăn chặn phía nước bạn triển khai dự án một cách cứng nhắc trong khi vẫn chưa có đầy đủ cơ sở luận chứng đánh giá tác động ảnh hưởng của dự án đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chúng và Việt Nam nói riêng.Thay vào đó, chúng ta có thể đề nghị phía Cam-pu-chia phối hợp hài hòa cùng phân tích đánh giá tác động ảnh hưởng của dự án một cánh khách quan, trên cơ sở dựa vào hiệp ước của Hiệp định Mekong năm 1995, phù hợp với các quy định liên quan của Uỷ hội Sông Mê Kông. Trong trường hợp Cam-pu-chia quyết tâm triển khai thực hiện dự án thì chúng ta cũng sẽ có nhiều biện pháp phù hợp để ứng phó trước mắt và lâu dài trong việc hạn chế và khắc phục những tác động của dự án đối với Việt Nam có thể xảy ra trong tương lai (như: tình trạng thiếu nước và xâm ngập mặn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Chính vì vậy, mỗi người dân cần suy nghĩ thấu đáo bản chất vấn đề và cảnh giác cảnh giác trước các mưu đồ đen tối của Tổ chức Việt Tân nhằm xúi dục, kích động chia rẽ mối đoàn kết giữa hai Đảng, hai dân tộc.

Vấn đề thứ hai, việc tổ chức Việt Tân đưa ra phát ngôn “Chính quyền Việt Nam bình chân như vại, không đưa ra kế hoạch nào để cứu Đồng bằng sông Cửu Long”, là luận điệu xuyên tạc, quy chụp, phản động thiếu hiểu biết của tổ chức Việt Tân. Thực tế Đảng và Nhà nước ta, có rất nhiều phương án và kế hoạch hành động phù hợp để khuyên và ngăn phía nước bạn triển khai dự án; cụ thể: Ngày 23.04.2024, tại thành phố CầnThơ, Uỷ ban Sông Mê Kông Việt Nam tổ chức Hội nghị tham vấn về dự án Kênh Phù Nam Techo của Cam-pu-chia và thực hiện thủ tục tham vấn sử dụng nước của Uỷ hội Sông Mê Kông quốc tế. Đây là một trong những biện pháp ngăn chặn hiệu quả, là một bước đi phù hợp nhằm giữ vững tình đoàn kết. Với sự tác động của hiệp hội, các nhà khoa trong và ngoài nước đã đánh giá tác động ảnh hưởng, buộc phía bạn phải hợp tác cùng chia sẻ thông tin và có kế hoạch dài hạn cho việc khắc phục tình trạng thiếu nước cũng như ngập mặn ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy những lời lẽ tuyên truyền kích động vô căn cứ của tổ chức Việt Tân là không đúng sự thật.

Hơn nữa, về phía cơ quan Bộ Ngoại giao, ngày 5.5.2024 trên báo Tuổi trẻ đưa tin trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước những phát biểu gần đây của phía Cam-pu-chia về việc triển khai dự án kênh đào Phù Nam Techo; người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, Phạm Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng, dành ưu tiên hàng đầu cho mối quan hệ với Cam-pu-chia trong chính sách đối ngoại của mình. Việt Nam mong muốn quan hệ hai nước ngày càng phát triển đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả trên các lĩnh vực vì lợi ích của nhân dân hai nước. Bà Hằng cũng cho biết lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước đã khẳng định truyền thống lịch sử quan hệ đoàn kết, gắn bó Việt Nam – Cam-pu-chia là "nhân tố hết sức quan trọng", là nguồn sức mạnh to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ độc lập trước đây cũng như công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi nước ngày nay.

Đại diện Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn ủng hộ, vui mừng và đánh giá cao về những thành tựu của Cam-pu-chia đã đạt được trong thời gian qua. Đối với dự án kênh đào Phù Nam Techo, Việt Nam "rất quan tâm và tôn trọng lợi ích chính đáng của Cam-pu-chia" theo tinh thần của Hiệp định Mekong năm 1995, phù hợp với các quy định liên quan của Uỷ hội sông Mekong và quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước. "Chúng tôi mong rằng Cam-pu-chia tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và các nước trong Ủy hội sông Mekong để chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án này đối với nguồn nước, tài nguyên nước và môi trường sinh thái của khu vực tiểu vùng sông Mekong cùng các biện pháp quản lý phù hợp...", người phát ngôn Bộ Ngoại giao nêu rõ. Những việc này nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích của các quốc gia ven sông Mekong cũng như quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn nước và tài nguyên nước, "vì sự phát triển bền vững của lưu vực, tình đoàn kết gắn bó giữa các quốc gia ven sông và tương lai của các thế hệ mai sau".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét