Trong những ngày gần đây, trên một số trang mạng xã
hội các đối tượng cơ hội, phản động đã có các bài viết xuyên tạc chủ trương,
chính sách của Đảng, Nhà nước ta trên lĩnh vực tư pháp; phủ nhận những thành
tựu đạt được trong công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đồng
thời kêu gọi Việt Nam cần thực hiện mô hình nhà nước kiểu “tam quyền phân lập”.
Họ cho rằng cơ quan tư pháp Việt Nam mà cụ thể là
hệ thống tòa án, thẩm phán các cấp đều chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, can thiệp của
các cấp ủy đảng, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương vào công việc xét xử dẫn
đến nhiều vụ án oan sai, tiêu cực,...
Đây là những luận điệu rất sai lầm về bản chất lãnh
đạo của Đảng với hoạt động quản lý của Nhà nước. Bởi vì, trong Điều 4, Hiến
pháp năm 2013 đã khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà
nước và xã hội; “các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt
động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, Đảng lãnh đạo hoạt động
tư pháp bằng chủ trương, đường lối, quy hoạch, kế hoạch để nền tư pháp của nhà
nước ta hoạt động ngày càng hiệu lực, hiệu quả hơn chứ tuyệt nhiên Đảng và bất
kỳ một tổ chức đảng nào đều không được quyền can thiệp vào hoạt động tư pháp
nói chung, hoạt động xét xử của thẩm phán nói riêng.
Thực tiễn thời gian qua, hoạt động xét xử của một
số tòa án còn trường hợp oan sai nhưng đó chỉ là số rất ít trong tổng số hàng
nghìn, hàng vạn vụ án được thụ lý và xét xử ở các cấp. Chất lượng xét xử ngày
được nâng cao theo thời gian bảo đảm đúng pháp luật, trình tự, thủ tục quy định
của các Bộ luật do Nhà nước ban hành; những sai lầm, khuyết điểm đã được chỉ ra
và khắc phục kịp thời.
Ngoài ra, các phần tử phản động còn cho rằng Nhà
nước ta nên tổ chức theo mô hình “tam quyền phân lập” để thực hiện quyền độc
lập tuyệt đối giữa 3 nhánh quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, nhằm kiểm soát
quyền lực lẫn nhau của 3 cơ quan, từ đó làm hoạt động xét xử của tòa án khách
quan, công bằng hơn,... Tuy nhiên, bản chất sâu xa thì đây cũng là một âm mưu
hòng làm thay đổi bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam làm cho quyền lực Nhà nước bị chia rẽ và thao túng vào một số cá
nhân, trái với Điều 2, Hiến pháp năm 2013 là “tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân”; “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp”.
Từ phân tích trên, mỗi người dân Việt Nam chúng ta
cần phải tin tưởng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, chấp
hành nghiêm Hiến pháp và pháp luật; đấu tranh làm thất bại thủ đoạn chống phá
của các thế lực thù địch.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét