“XIN HÃY CHO CHÚNG TÔI ĐƯỢC PHÉP HY SINH ĐỂ BẢO VỆ ĐỒNG BÀO”
Chiến sĩ Nguyễn Trọng Đức từng là một lính Biệt động quân thuộc VNCH nhưng cũng là chàng trai thuộc Đoàn 7705 của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia chiến đấu chống lại Khmer trên chiến trường Campuchia. Có hàng trăm, hàng ngàn những người lính như anh Đức… Người ta thường gọi các anh là “những con người hai màu áo”.
Ngày mà đồng bào ở An Giang bị tàn sát, nhiều anh em từng đi lính dưới chế độ cũ đồng loạt tình nguyện gia nhập các lực lượng đánh Khmer Đỏ. Nhiều người trốn quân dịch cũng xuất hiện, khai báo thành thật để được cầm súng. Nhiều người khóc rơi nước mắt vì giờ họ đã “chính thức” trở thành những con đường có đúng đường lối, đúng mục tiêu và chiến đấu vì nhân dân đúng nghĩa… Họ có thể đã từng bị bắt ép tòng quân nhưng vào năm 1978 - 1979, họ sẵn sàng và can tâm tình nguyện!
Có chiến sĩ tên Phạm Ngọc Long từng “đội mũ đỏ” đã chuyển sang đội mũ cối, trở thành lính của Sư đoàn 330. Khi được phát quân phục, mắt anh đỏ hoe, bảo rằng nhiều bạn bè đồng trang lứa ở quê anh đã đội chiếc mũ này và nhiều người đã ngã xuống. Điều đáng buồn là chỉ vài ngày sau, anh hy sinh tại Takéo. Trước khi hy sinh, anh ôm chiếc mũ cối vào trong lồng ngực.
Trong Lữ đoàn 22 tăng thiết giáp có nhiều chiến sĩ “hai màu áo”. Thậm chí những người lái đã từng đối đầu nhau trở thành đồng đội của một kíp lái M113, M67 Zippo, M48… Và nhiều người đã cùng nhau gắn bó và hy sinh… Rất nhiều lính kỹ thuật tăng thiết giáp VNCH đã đồng hành cùng với phía bộ đội ta để bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị, xung phong ra chiến trận, không đòi hỏi cấp bậc, coi như là một hành động “bù đắp những sai lầm trong quá khứ”.
Sư đoàn không quân 372 đã thu dung rất nhiều phi công, cán bộ kỹ thuật có gốc VNCH. Đại tá Lê Hải, Trung đoàn 937 kể lại rằng có những phi công VNCH trả lời rằng họ chấp mọi hình phạt và quản chế, miễn làm sao ra trận trả thù cho đồng bào. Có phi công tên là Hùng lái A-37 thuộc VNCH trả lời rằng anh đã từng tham gia ném bom vùng giải phóng, nhưng sợ chỉ dám ném từ trên cao. Phi công Hùng mong muốn cho anh có có hội làm lại, đất nước đã hòa bình, không một kẻ nào được hại đồng bào cùng máu đỏ da vàng…
Anh hùng LLVT Nguyễn Văn Bảy từng chỉ huy hàng ngàn lính VNCH thu dung làm các nhiệm vụ vận tải đường không, kỹ thuật… Thậm chí, nhiều người được xét cho phép tham gia các nhiệm vụ trinh sát, thám báo, tấn công quân Khmer Đỏ. Đại tá Bảy nhớ có một anh lính trẻ đào tạo lái trực thăng UH-1 ở Philippines, chưa làm nhiệm vụ gì thì chiến tranh kết thúc, anh lính trẻ này nộp đơn xin được lái UH-1 để chuyển thương binh về TP. Hồ Chí Minh. Sau nhiều nhiệm vụ, anh lính này được trực tiếp tham gia chiến trường Campuchia và hy sinh ở Krong Battambang. Khi đưa thi hài của phi công này về, trong ngực áo của anh có tấm ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đồng đội anh chia sẻ rằng trong những ngày tham chiến, anh có đọc tiểu sử, câu chuyện của Bác và ước rằng sẽ một lần được ra thăm miền Bắc và cầu Hiền Lương.
45 năm từ chiến thắng Khmer Đỏ, một cuộc chiến tranh khốc liệt nhưng lại rất đặc biệt trong dân tộc ta… Những con người đã từng đối đầu nhau trở thành đồng đội, những con người từng “đội mũ đỏ” đã “đội mũ cối”. Những con người gạt đi quá khứ sử dụng phù hiệu "lôi hổ" để mang sắc phục người lính Quân đội nhân dân Việt Nam, ngồi trên C-130 hay EC-47 nhưng lại không nhắm vào những người “chung dòng máu” mà lại nhắm thẳng quân thù…
Tại nghĩa trang liệt sĩ Dốc Bà Đắc, họ nằm cạnh nhau, trở thành những người đồng đội, đồng chí…
Nguồn Tư liệu tham khảo từ Báo Quân đội nhân dân Việt Nam, Mưa trên đồng À Na Cút, hồi kí của nhà báo Trần Mai Hưởng...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét