Thứ Hai, 19 tháng 8, 2024

Văn hoá ứng xử khi va chạm giao thông

 


 

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với

bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người

tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không

dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.

Gần đây, dư luận lại một lần nữa “dậy sóng” một đoạn clip ghi lại cảnh

hai thanh niên không đội mũ bảo hiểm phóng xe máy vào đường Vành đai 2 (chỉ

dành riêng cho xe ô tô) đánh võng, tạt đầu các xe ôtô chạy cùng chiều và sau đó

là dừng xe chặn một xe ô tô khác để gây hấn dẫn tới ẩu đả với những người đi

trên xe ô tô. Hai thanh niên này sau đó đã bị cơ quan chức năng triệu tập và thực

hiện lệnh tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Nghiêm trọng hơn nữa là việc xảy ra hôm đầu tháng 3 vừa qua ở khu vực

đường kè hồ Tây thuộc phường Nhật Tân khi một xe taxi va chạm với một xe

máy. Người điều khiển taxi và thanh niên đi xe máy đã xảy ra cãi vã, dẫn tới là

xô xát. Nam thanh niên dùng mũ bảo hiểm đánh vào đầu khiến tài xế taxi chấn

thương sọ não và tử vong dù đã được được đưa đi cấp cứu tại bệnh viên.

Trên đây chỉ là một vài ví dụ trong rất nhiều những trường hợp va chạm

trên đường mà người tham gia giao thông không kiềm chế, hành xử một cách

thiếu văn minh, dẫn tới những hệ quả hết sức đau lòng để rồi khi bình tĩnh nghĩ

lại thì mọi việc đã quá muộn.

Có thể thấy, việc sử dụng vũ lực khi xảy ra va chạm giao thông thời gian

gần đây xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, quan trọng nhất là nhận thức

về pháp luật, ý thức trách nhiệm công dân của một bộ phận người dân còn thấp.

Rất nhiều người khi xảy ra va chạm thường đề cao cái tôi quá mức, không cần

biết đúng sai, ngay lập tức nhảy xuống chửi bới, mạt sát đối phương khiến cả hai

bên đều không giữ được bình tĩnh, để rồi dẫn tới việc “thượng cẳng chân, hạ

cẳng tay”, gây ra nhiều hệ luỵ không đáng có. Cùng với đó, nhiều người còn bị

kích động bởi tâm lý đám đông, thích thể hiện cá nhân, ra oai với mọi người

xung quanh.

Một điểm đáng chú ý ở rất nhiều vụ va chạm giao thông dẫn đến những

mâu thuẫn, ẩu đả, thậm chí gây chết người là việc những người điều khiển

phương tiện liên quan đều ở độ tuổi thanh niên. Rõ ràng, văn hoá ứng xử khi

tham gia giao thông của một bộ phận người dân vẫn là một trong những vấn đề

gây bức xúc trong xã hội hiện nay.

Cùng với đó, một nguyên nhân khác được cho là có tác động tới hành vi

ứng xử tiêu cực của người tham gia giao thông là do những áp lực di chuyển

trên các con đường đông đúc, nhất là vào những khung giờ cao điểm, khi mà

hầu hết các tuyến đường nội đô đều quá tải do sự phát triển hạ tầng vẫn chưa thể

theo kịp tốc độ gia tăng số lượng phương tiện giao thông.

Trước thực trạng trên, để góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông

văn minh, mọi người cần có ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ, cẩn

trọng để không xảy ra những tình huống va chạm. Khi không may xảy ra va

chạm, các chủ phương tiện cần có thái độ bình tĩnh, ôn hòa để giải quyết sự việc

một cách nhẹ nhàng, tránh đẩy mâu thuẫn lên cao, đặc biệt là các bên tránh dùng

những lời lẽ xúc phạm nhau.

Với những vụ va chạm không quá nghiêm trọng về người và tài sản, các

bên có thể thương lượng, thỏa thuận bồi thường để nhanh chóng giải quyết,

đồng thời giúp tránh ùn tắc giao thông. Trường hợp một trong các bên có dấu

hiệu không kiềm chế được cảm xúc hoặc vụ việc nghiêm trọng, phức tạp thì giữ

nguyên hiện trường và báo với cơ quan chức năng để can thiệp kịp thời.

Dù các cơ quan chức năng đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận

động, giáo dục trong cộng đồng, đặc biệt là các trường học về ý thức văn hóa

khi tham gia giao thông nhưng trong thực tế khi xảy ra va chạm để có cách ứng

xử bình tĩnh, êm đẹp thì không phải cá nhân nào cũng làm được.

Do vậy, để hạn chế hành vi giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực khi xảy ra va

chạm giao thông, mỗi người dân cần tự trang bị cho mình những kiến thức về

Luật giao thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc tuân thủ các qui

định của pháp luật, cũng như giữ thái độ đúng mực, cư xử hòa nhã nếu không

may xảy ra va chạm. Mặt khác, cơ quan chức năng cần xử phạt nghiêm minh các

trường hợp vi phạm luật lệ an toàn giao thông, đặc biệt là các trường hợp vì va

chạm giao thông mà hành hung người khác.

Có thể nói, văn hóa giao thông là vấn đề không mới nhưng cũng chưa bao

giờ là cũ đối với xã hội hiện nay. Mỗi người đều thể hiện sự nhường nhịn, ứng

xử văn minh, lịch sự sẽ góp phần xây dựng văn hóa giao thông để những chuyện

đáng tiếc không xảy ra. Và có như vậy mới tạo được một môi trường giao thông

thân thiện và an toàn trong một xã hội văn minh, lịch sự và phát triển.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét