Những năm gần đây, trước tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, đặc biệt là tình trạng tham nhũng vẫn còn khá nghiêm trọng; các thế lực thù địch, cơ hội chính trị đã ra sức tung ra các luận điệu sai trái, xuyên tạc về công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Việt Nam. Những luận điệu đó tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:
Thứ nhất, từ một số vụ việc tham nhũng trong thời gian gần
đây, nhất là những vụ liên quan đến một số lãnh đạo cấp cao, các thế lực thù
địch, cơ hội chính trị trong và ngoài nước đã quy chụp, cường điệu hóa, suy
diễn một cách vô căn cứ, đồng nhất toàn bộ Đảng Cộng sản Việt Nam với một số
đảng viên, cán bộ tham nhũng, thoái hóa, biến chất. Chúng rêu rao rằng “Đảng
không còn là Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập, Đảng không còn mang bản chất cách
mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc”. Tinh vi hơn,
với chiêu bài “tung hô thần tượng”, các phần tử cơ hội chính trị đã lấy tấm
gương đạo đức, nhân cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh để so sánh với tình trạng suy
thoái về đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên, từ đó chỉ trích
Đảng đã “dung túng”, “bao che” cho cán bộ, đảng viên dẫn đến tình trạng cán bộ
thoái hóa, biến chất, tham nhũng.
Thứ hai, các thế lực thù địch cho rằng tình trạng tham
nhũng ở Việt Nam là một “quốc nạn không có thuốc chữa”. Chúng cho rằng tình
trạng đó bắt nguồn từ nguyên nhân tất yếu là chế độ một đảng duy nhất ở Việt
Nam hay tham nhũng là “căn bệnh nan y, kinh niên của chế độ độc đảng cầm quyền”.
Từ đó, các thế lực thù địch ra sức bài xích chế độ một đảng của Việt Nam, lên
tiếng kêu gọi Việt Nam phải đi theo con đường đa đảng, tam quyền phân lập vì
“Chỉ có thể chống tham nhũng khi thực hiện thể chế “tam quyền phân lập” để kiểm
soát quyền lực”. Thực chất của luận điểm này một mặt là để hạ thấp, phủ nhận
vai trò của Đảng ta trong việc lãnh đạo công tác đấu tranh phòng, chống tham
nhũng; mặt khác là nhằm kêu gọi nhân dân ta cổ xúy cho chế độ đa đảng, tam
quyền phân lập.
Có thể thấy các thế lực
thù địch không từ bất cứ âm mưu, thủ đoạn nào nhằm chống phá Việt Nam trên mọi
lĩnh vực đặc biệt là trên lĩnh vực phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Những luận điệu đó còn nhằm gieo rắc tâm lý hoài nghi,
dao động, mất niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng; gây mất đoàn kết
nội bộ, kích động xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ...Trước tình hình ấy, Ðảng
ta đã xác định đấu tranh, phản bác có hiệu quả với luận điệu xuyên tạc, các
quan điểm sai trái của các thế lực thù địch là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên
của toàn bộ hệ thống chính trị, của mỗi cán bộ, đảng viên và của mọi công dân.
Chúng ta phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp, trong đó cần đặc biệt nhấn mạnh
tính chủ động cần tỉnh táo nhận diện những âm mưu, thủ đoạn của các
thế lực thù địch qua các luận điệu đó; đồng thời có luận cứ xác thực, có tính
thuyết phục để đấu tranh phản bác.
Việc xử lý những cán bộ, đảng
viên sai phạm, kể cả những người từng giữ cương vị rất cao là minh chứng cho
quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời mang lại niềm tin rất lớn của
nhân dân đối với Đảng trong cuộc chiến chống nội xâm. Thế nhưng, chúng vẫn cố
tình quy chụp đó là “sự thất bại nặng nề của công tác nhân sự mà Đảng lãnh đạo”.
Và cuối cùng, chúng tự lộ mục đích chống phá xấu xa phủ nhận vai trò, sự lãnh đạo
của Đảng trong cuộc cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Đặc
biệt, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử các vụ
án tham nhũng cũng được chỉ đạo quyết liệt; tạo nên những bước chuyển biến rõ
rệt trong việc phát hiện, xử lý tham nhũng. Trong nhiệm kỳ vừa qua, “Cấp ủy, ủy
ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 2.209 cán bộ, đảng viên có liên quan
đến tham nhũng; trong đó có 113 cán bộ diện
Trung ương quản lý cả đương chức và đã nghỉ hưu”.
Điều đó cho thấy quyết tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước
ta trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; đồng thời cũng chứng tỏ
năng lực, bản lĩnh của Đảng, Nhà nước trong việc phát hiện, xử lý tình trạng
tham nhũng của cán bộ, đảng viên, kể cả những người đã và đang giữ chức vụ quan
trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.
Đồng
chí Tổng Bí thư đã từng khẳng định “Chúng ta càng cần phải kiên quyết đấu tranh
phản bác luận điệu của các thế lực thù địch, chống đối cho rằng đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm là “đấu đá nội bộ”,
“phe cánh”. Hơn nữa, việc tăng cường đấu tranh phòng, chống tham nhũng cũng là
cách để mỗi cán bộ, đảng viên thêm vững tin vào Đảng, vào chế độ - một đảng
sinh ra không phải để làm quan phát tài, một chế độ luôn lấy sự phồn vinh của
dân tộc, hạnh phúc của Nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Do đó trong thời gian
tới để nâng cao hiệu quả công tác
phòng, chống tham nhũng cần thực hiện đông bộ một số
giải pháp sau:
Một là, giữ vững nền tảng tư tưởng,
thường xuyên giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ và yêu cầu
đặt ra đối với cán bộ, đảng viên trong từng giai đoạn cách mạng. Chỉ có nắm vững chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và đường lối cách mạng của Đảng mới bảo đảm cho cán bộ, đảng viên xác định
đúng mục tiêu, lý tưởng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và Nhân dân.
Thực hiện giáo dục liêm chính, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về
phòng, chống tham nhũng
Hai là, coi trọng giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên. Có thấm nhuần đạo đức cách mạng, cán bộ, đảng viên mới
giữ gìn được lối sống trong sạch, kiên quyết đấu tranh với chủ nghĩa cá nhân,
cơ hội, thực dụng và mọi tệ nạn xã hội. Chính phẩm chất chính trị, đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên là sức “đề kháng” mạnh mẽ chống lại mọi suy thoái,
biến chất. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XI và Nghị quyết Hội
nghị Trung ương lần thứ 4 khóa XII của Đảng đã chỉ rõ những biểu hiện suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của
cán bộ, đảng viên và những giải pháp cơ bản để khắc phục, ngăn ngừa.
Ba là, các cấp ủy, tổ chức đảng cần
chú trọng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng
viên ở cơ quan, đơn vị. Từng
tổ chức cơ sở đảng cần hoàn thiện và thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm
nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là của bí thư cấp ủy các cấp. Tiếp
tục đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ; đề cao
tinh thần tự phê bình và phê bình, khắc phục tình trạng nể nang, né tránh, ngại
đấu tranh với những biểu hiện vi phạm.
Bốn là, tiếp tục tăng cường hoạt động kiểm
tra, giám sát, kỷ luật Đảng của cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp. Công tác kiểm tra, giám
sát, kỷ luật Đảng được thực hiện nghiêm túc sẽ giảm thiểu hành vi tiêu cực,
phát hiện kịp thời những vi phạm của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng. Đồng thời,
công tác kiểm tra, giám sát được thực hiện nghiêm chỉnh sẽ là lời cảnh tỉnh,
răn đe đối với những cán bộ, đảng viên đã và đang có ý định thực hiện hành vi
tiêu cực, tham nhũng. Bên canh đó cần tập trung phát hiện, xử lý
nghiêm minh, kịp thời các hành vi tham nhũng; trong đó chú trọng xử
lý cả các vụ việc tiêu cực trong cán bộ, đảng viên có tính chất phức tạp, nổi cộm,
dư luận xã hội quan tâm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét