Hiện nay, Internet, mạng xã hội (MXH) đang là phương tiện truyền thông phổ biến được nhiều người sử dụng và ưa thích. Bên cạnh những lợi ích của Internet, MXH mang lại, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, các thế lực thù địch lợi dụng không gian mạng để tuyên truyền chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc của Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên trên không gian mạng là “mặt trận không tiếng súng”, là trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và mỗi người dân.
Nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống lý luận, là cơ
sở khoa học và thực tiễn về xây dựng Đảng, về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của
Đảng, về định hướng phát triển của Đảng, về mục tiêu đấu tranh cách mạng của
Đảng.
Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của
Đảng là Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là hệ thống những
quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong nhận thức và hoạt động thực tiễn của
cách mạng Việt Nam. Nội dung nền tảng đó vừa mang tính cách mạng vừa có tính
khoa học sâu sắc. Trong Điều lệ Đảng và Điều 4 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam năm2013 đã khẳng định Đảng “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội”. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (bổ sung, phát triển năm 2011) cũng nêu rõ: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác -
Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”.
Việc lãnh đạo đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng được thể
hiện đậm nét nhất trong Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị
về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan
điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nghị quyết nêu rõ: bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng là bảo vệ Ðảng, bảo vệ Cương lĩnh chính trị,
đường lối lãnh đạo của Ðảng; bảo vệ Nhân dân, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường
hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
Mạng xã hội như:
Facebook, Youtube, Zalo, FB Mesenger, WhatsApp,
Instagram, Linkedin, TikTok, Mocha, Google+, Twiter, WeChat... cho
phép người dùng được tự do bày tỏ quan điểm, thái độ; cùng với đó là tính “ẩn
danh”, “bình đẳng” khi sử dụng nút “like”, nút “bình luận”... Vì không phải
chịu trách nhiệm pháp lý khi bày tỏ quan điểm nên nhiều người tha hồ nói - viết
- chia sẻ lên mạng xã hội những gì mình thích, những gì mình cho là “hay”, là
“đúng”, trong khi không đủ kỹ năng, trình độ để phân tích thông tin, thông điệp
mà các thế lực thù địch, phần tử xấu cố tình tạo dựng, lan tỏa. Do đó, người
dùng MXH nếu không được trang bị kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng để tự xây dựng
ý thức “đề kháng”, sẽ rất dễ rơi vào bẫy “tin giả”. Từ đó gây nên những hệ lụy
khôn lường, vô tình tiếp tay cho các tin giả, tin xấu độc gây hoang mang dư
luận xã hội.
Mặt khác, các thế lực
thù địch, phản động thường xây dựng nhiều trang thông tin nhằm lôi kéo, kích
động, xuyên tạc, bóp méo sự thật để chống phá Đảng và Nhà nước ta. Các trang
này được thiết kế sử dụng với nhiều hình thức thông tin, tên bài “nhạy cảm”
nhằm thu hút người truy cập, rồi sau đó xen lồng vào các thông tin phản động,
chống đối. Thư điện tử (email) cũng là một dạng dịch vụ phổ biến đối với người
sử dụng Internet, có hàng tỷ email được truyền đi qua Internet mỗi ngày, vậy
nên các đối tượng phản động triệt để lợi dụng danh sách thư điện tử gửi các tài
liệu nhằm chống phá Đảng, Nhà nước.
Một số ít người có học
hàm, học vị hoặc có địa vị khi đã nghỉ hưu, nhưng chỉ vì bất mãn hoặc có cái nhìn
phiến diện nên thường hay đăng tải, phát tán trên các trang web blog cá nhân
những lời lẽ gắn mác “trách nhiệm”, “tâm huyết” dưới dạng “thư ngỏ”, “góp ý”,
nhưng thực chất là đi ngược lại chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tấn công vào nền tảng tư tưởng của
Đảng....
Để tấn công
vào nền tảng tư tưởng của Đảng, các thế lực thù địch thường tập trung vào một
số vấn đề sau:
Một là, không ngừng rêu
rao những luận điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh. Họ cho rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, lạc hậu, không còn phù
hợp.
Hai là, tập trung công
kích vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Họ cho rằng, sự lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước là không cần thiết, là trở ngại lớn của nền dân chủ. Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện nay can thiệp quá sâu, “lấn sân”, “làm thay” công việc
của Quốc hội, Chính phủ... Thực chất những luận điệu này là nhằm hướng tới một
thủ đoạn thâm độc, nham hiểm nhằm đối lập Đảng với Nhà nước và Nhân dân, dọn
đường cho sự hình thành tư tưởng “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” với mục
đích vô hiệu hoá vai trò lãnh đạo của Đảng.
Ba là, ráo riết công
kích các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập
trung dân chủ. Với luận thuyết “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, họ biện
hộ rằng, sự lãnh đạo của một đảng duy nhất là mất dân chủ, là độc tài, thích
ứng với nền kinh tế thị trường “đa nguyên” thì không thể “nhất nguyên chính
trị”; tình trạng khủng hoảng, đói nghèo, ô nhiễm, môi trường, chậm phát triển,
văn hóa xuống cấp… là “sai lầm” trong lãnh đạo của Đảng. Họ cố tình thổi phồng
những khuyết điểm, yếu kém trong Đảng, quy kết và coi đó là “cái phổ biến”, là
bản chất của Đảng. Trong khi Đảng ta kiên quyết, kiên trì với cuộc đấu tranh
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thì họ lại xuyên tạc rằng “đó chỉ là những
quân tốt thí để giữ thế cờ”; đồng thời tung tin thất thiệt, nói sai sự thật, vu
cáo trắng trợn các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước nhằm tạo dư luận xấu, gây
nghi ngờ, chia rẽ nội bộ Đảng và hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng đối
với quần chúng Nhân dân.
Bốn là, phát tán những
thông tin sai trái về nhân sự các cấp; đưa ra những “tài liệu”, bình luận gây
hoang mang dư luận; tung ra những “chuyện giật gân” trong sinh hoạt của lãnh
đạo, đề cao người này, hạ thấp người kia, kích động, chia rẽ lãnh đạo cấp cao
của Đảng, gây nghi ngờ, chia rẽ Nhân dân với Đảng...
Năm là, lợi dụng một số
hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý, điều hành xã hội của chính quyền các
cấp để tập trung bôi nhọ, công kích bằng thủ đoạn “đan xen, lồng ghép thật
giả”, tạo dựng những “bằng chứng” cho thấy chính quyền “vô tích sự”, thờ ơ, vô
cảm trước khó khăn, bức xúc của người dân, không chăm lo an sinh xã hội...
Một số giải pháp
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng
Để tiếp tục thực hiện
tốt công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh, ngăn chặn, xử lý
thông tin xấu, độc trên không gian mạng, cần tiếp tục thực hiện tốt các nội
dung sau đây:
Một là, thực hiện tốt
công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và Nhân
dân, nhất là thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù
địch. Triển khai thực hiện Bộ quy tắc ứng xử trên MXH; Cẩm nang
phòng, chống tin giả, tin sai sự thật trên không gian mạng; Chấp hành tốt Luật
An ninh mạng; Luật An toàn thông tin mạng; Nghị định số
72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP về quản lý, cung
cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng và văn bản khác có liên
quan để tránh bị vi phạm, hay vô tình bị lợi dụng, tiếp tay cho những thế lực
thù địch. Kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, những luận
điệu xuyên tạc, thủ đoạn diễn biến hòa bình, phá hoại của một số thế lực
thù địch trên mặt trận tư tưởng, lý luận; chủ yếu qua đấu tranh trên
Internet, MXH, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Nêu cao tính gương mẫu của đảng
viên, cán bộ, công chức, viên chức trong sử dụng Internet, MXH, nhất là đối với
cán bộ lãnh đạo; phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, không sử dụng MXH để khai
thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều
ảnh hưởng đến hoạt động công vụ. Và hơn hết, cán bộ, đảng viên phải là những
người gương mẫu đi đầu trong việc học tập, tuyên truyền cũng như thực hiện.
Hai là, trong công tác
tuyên truyền, chú trọng thực hiện chia sẻ các nội dung bài viết, thông tin
chính thống từ các cơ quan báo chí, cổng/trang thông tin điện tử của các cơ
quan, đơn vị Nhà nước lên MXH. Triển khai xây dựng hệ thống các trang tin,
fanpage của các đơn vị, địa phương nhằm tạo thành hệ thống thông tin tuyên
truyền chính thống trên MXH. Thông qua các trang tin, tài khoản MXH để đăng
tải, chia sẻ những thông tin tích cực, thông tin tốt, phản bác mạnh mẽ các quan
điểm sai trái, thù địch. Ngoài ra, cần phải đa dạng hóa các hình thức, cách
thức lan tỏa thông tin tích cực một cách sinh động, phù hợp với tâm lý công
chúng và nền tảng truyền thông đa phương tiện hiện nay.
Ba là, thường xuyên
theo dõi, nắm chắc tình hình trên không gian mạng, triển khai thực hiện có hiệu
quả công tác đấu tranh, ngăn chặn, xử lý, làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động
chống phá của các thế lực thù địch, phản động lợi dụng không gian mạng để chống
phá. Đầu tư trang thiết bị công nghệ và phần mềm ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI)
để giúp các cơ quan chức năng giám sát thông tin trên không gian mạng một cách
tự động, toàn diện, kịp thời. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và
sử dụng Internet, MXH. Thực hiện tốt công tác Nhà nước quản lý về báo chí,
truyền thông, nhất là trên không gian mạng.
Bốn là, tăng cường các
biện pháp đấu tranh với các loại tội phạm sử dụng công nghệ cao, lợi dụng MXH
để chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta. Các cơ quan Nhà nước tăng cường
cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác; tạo điều kiện thuận lợi cho
người dân tiếp cận thông tin chính thống từ nhiều góc nhìn khách quan trên các
phương tiện truyền thông đại chúng. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập
huấn kỹ năng cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, thanh niên về nhận diện và đấu
tranh chống lại các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng. Mỗi
người dân khi xem thông tin trên Internet, MXH, phải biết rõ nguồn gốc của
thông tin, phân biệt tin thật, tin giả; thường xuyên tiếp cận những thông tin
chính thống, bổ ích; không để mình bị sa vào những thông tin thất thiệt, tiêu
cực.
Năm là, tăng cường quản
lý đối với MXH, báo chí, xuất bản; phối hợp với các cơ quan chức năng, nhà mạng
để gỡ bỏ những thông tin xấu, độc, tin giả, tin sai sự thật; ngăn chặn, xử lý
triệt để, kịp thời các kênh “tin rác”, xuyên tạc, bịa đặt, kích động…Kiên quyết
xử lý kịp thời, nghiêm minh các đối tượng vi phạm để cảnh cáo, răn đe.
Sáu là, thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm trong sử dụng Internet, MXH theo quy định pháp luật. Xây dựng thế
trận lòng dân vững chắc trên không gian mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét