Thứ Hai, 30 tháng 12, 2024

Các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc.

 


Đây là đặc điểm nổi bật của giai đoạn hiện nay, thế giới với hơn 200 quốc gia, dân tộc, được chia thành ba nhóm nước: các nước phát triển, các nước đang phát triển và các nước chậm phát triển, trong đó các nước chậm phát triển chiếm đa số khoảng 2/3 các nước trên thế giới. Với các nước có nền kinh tế phát triển thấp, có trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao vì vậy cần tranh thủ khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của các nước tư bản và kể cả nguồn vốn để phát triển sản xuất. Ngược lại, các nước tư bản thấy được tiềm năng to lớn về đầu tư sản xuất, mở rộng kinh doanh với các nước xã hội chủ nghĩa nên sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa là tất yếu.

 Cùng với các chế độ chính trị xã hội khác nhau: quân chủ lập hiến, tiền tư bản, tư bản, xã hội chủ nghĩa và định hướng xã hội chủ nghĩa đang tồn tại đan xen trong xu thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh diễn ra gay gắt và quốc gia nào cũng đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên vị trí hàng đầu so với lợi ích giai cấp và lợi ích nhân loại, làm cho tình hình thế giới càng trở lên phức tạp và cạnh tranh gay gắt.

Cho nên giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản vừa hợp tác vừa đấu tranh là tất yếu. Muốn thực hiện được điều đó, các đảng cộng sản phải có đường lối cách mạng, có chiến lược, sách lược đúng đắn, phải tìm ra nhiều hình thức đấu tranh, phải tiếp tục bổ sung, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin cho phù hợp với thời đại hiện nay

Trong số hơn 200 quốc gia, một số cường quốc có sức chi phối lớn đối với chính trị, kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế đương đại. Tuy nhiên, có thể nhận thấy quan hệ giữa các nước lớn không phải một khối thống nhất mà là một tập hợp nhiều mâu thuẫn. Quan hệ giữa các nước lớn gồm nhiều loại: đồng minh, liên kết, không liên kết, đối tác, đối thủ, đối thủ trực tiếp, đối thủ tiềm tàng... hết sức phức tạp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét