Trong điều kiện
Đảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, các quyết sách lãnh đạo của Đảng
được cụ thể hóa thành đường lối, chính sách, pháp luật để đi vào cuộc sống. Nghiên
cứu lý luận, nhất là lý luận chính trị, một mặt, nhằm cung cấp cơ
sở khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách, mặt khác,
qua đó phát hiện, nắm bắt được những vấn đề của đường lối, chính sách, những
vướng mắc, yêu cầu của chính sách để giải quyết. Nghiên cứu lý luận chính trị
nếu không gắn chặt với việc nghiên cứu, tư vấn về chính sách sẽ làm cho lý
luận, một mặt, xa rời thực tiễn; mặt khác, chính sách
thiếu hàm lượng lý luận, dẫn đến tình trạng “lý luận trên trời, cuộc đời dưới
đất, chính sách lơ lửng giữa không trung”. Lý luận - chính sách - thực tiễn là
những vòng khâu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Lý luận muốn đi vào thực tiễn
phải qua khâu nghiên cứu, tư vấn, xây dựng chính sách. Nghiên cứu chính sách là
thiết kế phương thức để cho lý luận, đường lối của Đảng có thể thực hiện được
trong thực tiễn. Mối quan hệ đó cần phải được thể hiện thành mối quan hệ về mặt
tổ chức giữa các cơ quan nghiên cứu lý luận, tham mưu, tư vấn chính sách, hoạch
định chính sách, tổ chức thực hiện.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét