Thứ Hai, 23 tháng 12, 2024

Những biểu hiện “ngại khó” của cán bộ, đảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch hiện nay

 

Một là, bản thân không tham gia vào nhiệm vụ đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Do chưa nhận thức được công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng, đấu tranh các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, sống còn của công tác xây dựng Đảng, nên một bộ phận cán bộ, đảng viên có nhận thức đơn giản, chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ, chức trách, còn việc có tham gia vào đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch hay không cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc hoàn thành nhiệm vụ của bản thân. Đáng chú ý là một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa rõ, chưa đúng, chưa đầy đủ, bản chất, âm mưu thủ đoạn chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta của thế lực, thù địch và tính chất nguy hiểm của nó tới Đảng, sự phát triển của đất nước, tồn vong của chế độ. Cho nên họ chưa tự giác, tích cực, chủ động vào truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính trị của Đảng và không tham gia vào đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, vẫn có quan niệm rằng: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là công việc mang tính trừu tượng, là nhiệm vụ của các giáo sư, phó giáo sư, cơ quan chuyên trách của Hội đồng lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo Trung ương, tỉnh, thành phố …”.

       Hai là, chưa tích cực, tự giác học tập, khắc phục khó khăn thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

       Đấu tranh bảo vệ nên tảng tư tưởng của Đảng là cuộc “chiến đấu” đòi hỏi đầu tư nhiều về thời gian, công sức, hoạt động thầm lặng với cường độ cao; song cơ bản cán bộ, đảng viên tham gia vào nhiệm vụ này không phải là chuyên trách và thường tận dụng thời gian ngoài giờ làm việc ở cơ quan. Bên cạch đó, họ chưa tích cực học tập nâng cao trình độ mọi mặt, nhất là lười học tập lý luận chính trị dẫn tới: “Nhiều người không hiểu, không nắm được hồn cốt của lý luận, cho nên không biến lý luận thành phương pháp nhận thức, phương pháp hành động, phương pháp công tác”. Tri thức chính trị và tri thức thực tiễn hạn chế là nguyên nhân làm cho họ không khắc phục được khó khăn như: phương pháp đấu tranh còn thiếu khoa học, tính sắc bén, tính lô-gíc, tính thuyết phục trong lập luận còn giản đơn, chưa phân biệt rõ quan điểm sai trái của các thế lực thù địch với ý kiến phản biện trái chiều… Tình hình đó, khiến cán bộ, đảng viên cảm thấy khó khăn trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

Ba là, khi được phân công viết bài đấu tranh còn “né tránh”, viết bài qua loa, chiếu lệ, sao chép bài viết của người khác hoặc nhờ người khác viết hộ.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là cuộc đấu tranh phức tạp bởi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực, thù địch rất tinh vi, sảo quyệt. Văn Kiện Đại hội XIII khẳng định: “các thế lực thù địch tiếp tục tăng cường chống phá Đảng, Nhà nước và đất nước ta”, “sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động ngày càng tinh vi hơn”.  Để làm thất bại âm mưu, thủ đoạn chống phá của thế lực, thù địch đòi hỏi phải có kinh nghiệm, tri thức toàn diện, chất lượng bài viết tốt, chặt chẽ, tính thuyết phục cao. Nhưng thực tế chỉ ra, một số cán bộ, đảng viên sợ mất thời gian, khả năng viết bài còn mức độ chưa xác định được nội dung đấu tranh, kỹ năng thu thập tài liệu, phân tích hiện tượng, đánh giá bản chất về một vấn đề tư tưởng cần bảo vệ còn hạn chế... nên còn lúng túng, khó khăn, “e ngại”, “né tránh”, không dám đấu tranh khi được giao viết bài thì nhờ người khác viết hộ, sao chép bài đã có để nộp. Đây là nguyên nhân dẫn tới việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chưa trở thành tự giác, trở thành văn hóa Đảng ở một số các bộ, đảng viên. 

Bốn là, bản thân không rèn luyện năng lực viết bài đấu tranh và trình độ sử dụng công nghệ thông tin còn hạn chế.

Đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính trị của Đảng là yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Thông qua cuộc đấu tranh đó, góp phần giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân, đồng bào quốc tế hiểu được tính đúng đắn, chính nghĩa trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước ta; phản bác lại những luận điệu vu khống, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của các thế lực thù địch, làm rõ đúng - sai và đi đến khẳng định bản chất cách mạng, khoa học của nền tảng tư tưởng của Đảng; góp phần giáo dục, nâng cao nhận thức cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động:Đấu tranh trên không gian mạng chưa thường xuyên, chất lượng bài viết chưa tốt; sức lan tỏa các bài đấu tranh trên các blog còn ít; cá hình thức đấu tranh khác (facebook, youtube, zalo, viber, twitter, instagram…), tốc độ phát triển chậm”; “Đấu tranh ẩn danh trên máy tính ảo của một số cơ quan, đơn vị có thời điểm kết quả chưa hiệu quả”.

Các thế lực thù địch, phản động chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng ta bằng phương tiện phổ biến tiến hành là sử dụng công nghệ, tiên tiến, hiện đại - Internet để truyền bá các quan điểm sai trái về tư tưởng chính trị nhằm chống phá Đảng, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Vấn đề đặt ra hiện nay là cán bộ, đảng viên không tự học tập, tự rèn luyện kỹ năng viết bài và nâng cao trình độ sử dụng công nghệ thông tin là nguyên nhân dẫn tới biểu hiện ngại đấu tranh, phản bác quan điểm sai trái, thù địch hiện nay.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét