Việt Nam cũng như nhiều quốc
gia trên thế giới đã và đang tiếp tục nỗ lực ngăn chặn và đẩy lùi đại dịch nhằm
ổn định cuộc sống, phát triển đất nước. Đồng thời, đây cũng là việc
bảo đảm quyền tối thượng là quyền được sống của cong người. Tuy nhiên, gần đây
các thế lực thù địch trong và ngoài nước liên tục lợi dụng vấn đề đó để chống
phá, nhiều trang mạng xã hội thường xuyên đăng tải bài viết, tin và hình ảnh
xuyên tạc về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Trong đó, tổ chức khủng bố Việt Tân
và đài Á Châu tự do,… là những tổ chức có nhiều bài viết được đăng tải trên
trang website cũng như Facebook. Để hiểu rõ hơn về việc lợi dụng vấn đề nhân
quyền ở Việt Nam của các thế lực thù địch chống phá như thế nào. Bọn chúng
xuyên tạc, bôi nhọ ra sao chúng ta cùng nhìn lại những hoạt động thiết thực mà
Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tích cực về quyền con người.
Trước hết, Việt Nam luôn hướng tới
hoàn thiện pháp luật về quyền con người, quyền công dân theo Hiến pháp và Công
ước quốc tế. Tiêu biểu là các luật: Luật Thanh niên, Luật Cư trú, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, Luật Xuất cảnh, nhập
cảnh của công dân Việt Nam,… Qua đó, góp phần kiến tạo thể chế, khung pháp lý
điều chỉnh trên lĩnh vực kinh tế - xã hội có liên quan trực tiếp đến việc thụ
hưởng quyền của người dân. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xem xét sửa đổi, bổ
sung một số Luật phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam như việc sửa đổi
Luật Trẻ em, cụ thể là định nghĩa trẻ em là người dưới 18 tuổi, nghiên cứu xây
dựng dự thảo Luật Phòng, chống mại dâm, quy định cụ thể định nghĩa quấy rối
tình dục trong Bộ luật Lao động 2019. Bên cạnh đó, nhiều Chương trình hành động
cấp quốc gia được ban hành góp phần bảo đảm tốt hơn quyền của các nhóm dễ bị
tổn thương, như: Chương trình hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2021 - 2030,
Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình bảo
vệ trẻ em trên không gian mạng và Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em
giai đoạn 2021 - 2030, Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2021 -
2025 và định hướng đến năm 2030.
Trong thực tế đã chứng minh, Việt Nam
đã có rất nhiều thành tựu nổi bật về việc thực hiện quyền con người. Trên lĩnh
vực phát triển kinh tế và bảo đảm sinh kế, tạo nền tảng cho việc thụ hưởng các
quyền kinh tế, xã hội và văn hóa cho người dân, Việt Nam đã tiếp tục thực hiện
mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát
sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận
các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất
lượng cuộc sống. Về giáo dục, tại Việt Nam, người dân được tạo điều kiện để học
liên tục mọi nơi, học suốt đời theo nhiều hình thức khác nhau. Vì thế, trong
giai đoạn 2012 - 2020 đã xóa mù chữ cho 295.308 người trong độ tuổi 15 - 60,
nâng tỷ lệ biết chữ độ tuổi từ 15 - 60 là 97,85% và tỷ lệ biết chữ độ tuổi từ
15 - 35 là 99,3%. Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách miễn, giảm học
phí, hỗ trợ chi phí học tập cho các nhóm yếu thế, trong đó tập trung hỗ trợ học
sinh vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Đồng thời, việc tiếp cận thông tin của người dân ngày càng được phát triển,
rộng mở, đặc biệt là người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới,
hải đảo. Trong lĩnh vực tự do tôn giáo, tín ngưỡng, Việt Nam có 43 tổ chức
thuộc 16 tôn giáo được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có hàng
ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung độc lập được đăng ký sinh hoạt tôn giáo
(trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú
hợp pháp tại Việt Nam).
Những chính sách thiết thực, hiệu quả
nêu trên đã khẳng định quyền con người ở Việt Nam hiện được bảo đảm và không
ngừng nâng cao. Việc bảo đảm các quyền con người của Việt Nam được thực
hiện phù hợp với các chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam là thành viên./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét